Chuyển tới nội dung

4 tội ác sẽ nhận quả báo ghê rợn nhất mà con người sẽ phải gánh chịu sau khi chết đi.

  • bởi

Sau đây là những tội ác nhận báo ứng ghê rợn nhất mà con người sẽ phải gánh chịu sau khi chết đi.

Những tội ác này sẽ nhận phải quả báo ghê rợn nhất mà con người sẽ phải gánh chịu sau khi chết đi, khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục hoặc chịu những hình phạt ghê gớm khác tương xứng với tội ác mà họ gây ra khi còn sống ở kiếp khác khi luân hồi chuyển kiếp.

1. Nói dối

Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác.

Cả những người hay nói dối không ác ý mà chỉ có tính đùa vui cũng gây ra nghiệp quả không tốt, vì nó làm cho họ quen với thói xấu ấy và khiến mọi người xung quanh không tin vào lời nói của họ nữa, dù đôi khi họ nói thật.

Đối với những việc đã làm ở kiếp quá khứ, hậu quả do nói dối được ghi rõ trong chú giải Khuddakapātha về 14 quả xấu của ác nghiệp nói dối từ kiếp quá khứ như sau:

– Là người có ngũ quan (5 giác quan của con người) không trong sáng.

– Là người có giọng nói không rõ, khó nghe.

– Là người có đôi hàm răng không đều đặn, xấu xí.

– Là người có thân hình quá mập, dị kỳ.

– Là người có thân hình quá ốm, tong teo.

– Là người có thân hình quá thấp, lùn tịt.

– Là người có thân hình quá cao, lêu nghêu.

– Là người có da thịt sần sùi, xấu xí.

– Là người mà trong miệng thường thoát ra mùi hôi khó chịu.

– Là người nói không ai tin theo.

– Là người nói không ai muốn nghe.

– Là người có cái lưỡi cứng và ngắn.

– Là người có tâm thường thoái chí nản lòng.

– Là người có tật nói cà lăm, hoặc bị câm điếc.

2. Sát sinh

Theo đức Phật, sát sinh hay sát hại là một trong những tập khí bất thiện, xấu ác, có tác hại vô cùng lớn lao đối với đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội.

Sát sinh, giết người thường hay yểu mạng, tức mạng sống ngắn ngủi. Điều này không có gì nghi ngờ cả. Đứng về phương diện luật pháp, sát sinh hay sát hại mạng sống con người với động cơ chủ ý, tàn ác thì chắc chắn sẽ bị nghiêm trị. Ở nhiều quốc gia, khung hình phạt cho hành vi giết người có chủ ý, có kế hoạch sẽ lãnh án chung thân. Đó là vì quốc gia đó thể hiện tinh thần nhân đạo. Phần lớn các quốc gia còn lại khác có khung hình phạt tử hình đối với kẻ vi phạm tội giết người có chủ ý. Nếu bị tử hình, mạng sống của người đó coi như kết thúc sớm. Còn nếu không bị tử hình mà bị tù chung thân, thì với mức án đó, phần lớn người tù cũng không thể sống thọ, sống lâu như người khác được. Bởi vì, phần vì môi trường lao tù khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn; phần vì tâm lý lo sợ, bất an, không thoải mái dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu kém, nhiều bệnh tật, ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ.

3. Tà dâm

Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệp mang lại thì thật to như núi. Sự tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Sự tà dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn. Tà dâm là ác nghiệp, do đó gọi là ác nghiệp tà dâm. Nếu người đàn ông và người đàn bà là vợ chồng của nhau, đúng theo phong tục tập quán, được hai bên cha mẹ, bà con dòng họ công nhận, được chính quyền chấp thuận đúng theo luật, được mọi người đều công nhận… thì sự hành dâm, sự quan hệ tình dục giữa vợ chồng của nhau không gọi là tà dâm, bởi vì đó là việc bình thường của những người tại gia, cũng không bị mọi người chê trách.

Người nào tạo ác nghiệp tà dâm với vợ, chồng, con người khác; nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp tà dâm ấy cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh), chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy mới thoát được khỏi cõi ác giới.

Nếu người nào tạo ác nghiệp tà dâm có tội nhẹ, sau khi người ấy chết, ác nghiệp tà dâm ấy không có khả năng cho quả tái sinh kiếp sau, mà thiện nghiệp nào khác cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau làm người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp tà dâm từ kiếp quá khứ.

4. Trộm cắp

Trộm cắp là hành vi chiếm đoạt hoặc tự tiện lấy đồ của người khác dùng. Người trộm cắp sẽ chịu quả báo nặng nề đó là nghèo khổ cả đời, bị người khác cướp đoạt tài sản.

Phật dạy rằng: “Bất luận trí tuệ của người ấy cao thế nào, thiền định của người ấy sâu thế nào, nếu tâm trộm cắp không đoạn trừ, chẳng những không thể ra khỏi trần lao, mà kết quả chắc chắn lạc vào đường tà, vĩnh viễn trầm luân trong sanh tử”.

(Suy ngẫm – mnmcn)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phát triển bởi petreviewz.com DMCA.com Protection Status