Chuyển tới nội dung

9 “Kẻ Giết Người Thầm Lặng” Ai Cũng Nên Đề Phòng

  • bởi


Nhiều căn bệnh được xếp vào danh sách “những kẻ giết người thầm lặng” vì những dấu hiệu bệnh không được thể hiện ra bên ngoài.

Những biểu hiện của các bệnh này không dễ phát hiện hoặc thường không được chú ý tới. Nếu để quá lâu mà không chữa trị, nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Hầu hết mọi người sống chung với những căn bệnh này mà không biết. Vì thế, việc nâng cao nhận thức về chúng rất quan trọng.

Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe thường xuyên từ đó có thể phát hiện sớm những triệu chứng tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.

Sau đây là 9 căn bệnh chết người bạn phải biết.

1. Huyết Áp Cao

Người bị huyết áp cao có huyết áp cao hơn 140/90 mm Hg trong một giai đoạn nhất định,

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Diseasa Control and Prevention – CDC), tại nước này, cứ ba người lớn thì có một người (tức là khoảng 70 triệu người) mắc bệnh huyết áp cao.

Huyết ấp cao thường gắn liền với stress, hút thuốc, chế độ ăn nhiều muối, lo âu, uống rượu quá mức và lối sống ít vận động.

Những nguyên nhân khác bao gồm béo phì, di truyền, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, các vấn đề về thận.

Huyết áp cao thường không có biểu hiện đáng chú ý nào. Trong một số trường hợp, khi huyết áp quá cao, nó có thể dấn đến đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam.

Nếu bỏ qua, huyết áp cao có thể gây ra bệnh tim thậm chí đột quỵ. Cách duy nhất để xác định bệnh là kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà cũng như tại các cơ sở y tế. Nếu huyết áp quá cao, hãy thực hiện các bước để kiểm soát nó.

Huyết áp có thể được đo bằng máy đo huyết áp. Nếu kết quả nhận được là 140/90 mm Hg hoặc cao hơn, hãy đến gặp bác sĩ và uống thuốc theo hướng dẫn để kiểm soát nó.

2. Tiểu Đường

Tiểu đường là tình trạng bệnh đòi hỏi phải được kiểm soát liên tục. Có hai loại tiểu đường:

Tiểu đường tuýp 1: cơ thể không sản xuất Isulin.

Tiểu đường tuýp 2: rối loạn trao đổi chất khiến cơ thể không thể sản xuất đủ Isulin hoặc không sử dụng chúng đúng cách.

Theo Liên đoàn Tiểu đường thế giới, trung bình có khoảng 387 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường và cứ 2 người mắc thì có 1 người chưa hiểu về căn bệnh mà họ mắc phải.

Đó là lý do vì sao tiểu đường được coi như kẻ giết người thầm lặng. Một số dấu hiệu chủ yếu của bệnh là khát nước, đói, sút cân đột ngột, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, vết thương lâu lành, hoặc mờ mắt.

Người ta vẫn chưa biết chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. Tuy nhiên, yếu tố di truyền, béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và ít vận động có thể là đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của loại bệnh này.

Tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận, cụt tay chân, đột quỵ, và mất thị lực.

Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường và nhận thấy bất cứ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên, hãy kiểm tra lượng đường trong máu. Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, việc điều trị có thể bao gồm việc sử dụng Isulin và một số loại thuốc khác.

3. Bệnh Động Mạch Vành (Coronary Artery Disease – CAD)

Bệnh động mạch vành là một bệnh tim phổ biến gây ra bởi sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Quá nhiều mảng bám tích tụ làm hẹp động mạch ngăn chặn quá trình lưu thông máu đi khắp cơ thể. Theo thời gian, CAD có thể làm suy yếu cơ tim, dẫn đến suy tim.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh CAD là thừa cân hoặc béo phì, gia đình có người bị bệnh tim, chế độ ăn thiếu dưỡng chất, hút thuốc và lối sống ít vận động.

CAD không có biểu hiện gì ngay lập tức, vì thế bạn chẳng hề quan tâm chúng cho đến khi những cơn đau tim xuất hiện. Đi khám sức khỏe thường xuyên để được chẩn đoán kịp thời.

Ăn theo một chế độ ít natri và chất béo, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh CAD và các bệnh lý khác liên quan đến tim.

4. Gan Nhiễm Mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan khó phá vỡ các chất béo tích tụ trong các mô gan. Có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ – do rượu và không do rượu.

Bệnh gan do rượu gây ra bởi việc sử dụng quá nhiều rượu. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh gan không do rượu còn lại chưa được tìm ra.

Bệnh gan nhiễm mỡ thường có tính di truyền. Gan nhiễm mỡ được miêu tả là khi hơn 10% gan là chất béo và chức năng gan suy yếu xảy ra ở những người uống ít hoặc không uống rượu.

Trong giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ thường không có bất kì biểu hiện đáng chú ý nào, nhưng không có nghĩa là nó vô hại.

Qua thời gian, chất béo tích tụ trong gan có thể gây viêm nhiễm và sẹo, làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể bị đau âm ỉ hoặc đau ở phần bụng trên cùng bên phải cũng như mệt mỏi, chán ăn và thường cảm thấy không khỏe.

Bạn có khả năng mắc bệnh này cao hơn nếu đã từng phẫu thuật dạ dày. Một số nguy cơ khác như tình trạng Cholesterol cao, béo phì, buồng trứng đa nang, ngưng thở khi ngủ, tiểu đường tuýp 2, tuyến giáp và tuyến yên kém hoạt động.

Nếu bạn nghi ngờ có vấn đề ở gan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Xét nghiệm máu đơn giản hoặc siêu âm có thể chẩn đoán được bệnh này ở giai đoạn đầu.

5. Loãng Xương

Loãng xương là tình trạng xương bị thoái hóa, trở nên mỏng và giòn hơn. Nó cũng được coi là một căn bệnh thầm lặng và không có triệu chứng từ giai đoạn sớm.

Vì thế, rất khó để phát hiện và chấn đoán loãng xương từ giai đoạn đầu. Quan trọng hơn, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này.

Thông thường, dấu hiệu đầu tiên là nhức xương. Một số biểu hiện khác như sút cân theo thời gian, đau lưng, phải khom lưng, bị gãy xương mặc dù chỉ ngã nhẹ.

Những người có nguy cơ mắc bệnh này là phụ nữ gốc châu Á, sau khi mãn kinh. Các nguy cơ khác bao gồm tiền sử gia đình, chế độ ăn nghèo nàn, ít vật động, hút thuốc, đang sử dụng thuốc, và khung xương nhỏ.

Nếu bạn có khả năng bị loãng xương, hãy đến gặp bác sĩ để có một bài kiểm tra về mật độ xương. Để ngăn ngừa loãng xương, bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh (đặc biệt là các thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D), hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và không hút thuốc.

6. Ung Thư Đại Trực Tràng

Ung thư trực tràng cũng được coi là một “kẻ giết người thầm lặng”. Đây cũng là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến nhất.

Khối u ở trực tràng hoặc đại tràng hiếm khi phát triển chỉ trong một đêm. Nó thường bắt đầu tăng trưởng chậm được biết đến như Polyp. Ban đầu, hầu hết các Polyp này không phải là ung thư, nhưng khi bị bỏ qua hoặc không được điều trị, một số sẽ trở thành ung thư chỉ sau vài năm.

90% các trường hợp được phát hiện sớm và loại bỏ tế bào ung thư ở đại tràng có thể khỏi bệnh. Quan trọng hơn bạn cần chụp chiếu đại trực tràng của mình thường xuyên để phát hiện và loại bỏ các Polyp.

Mặc dù ung thư đại tràng không có những biểu hiện sớm, nếu bạn không chú ý đến việc bị táo bón hay tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đầy hơi hoặc ợ hơi, thiếu máu, sút cân không rõ nguyên nhân, nôn mửa và mệt mỏi, thực hiện một bài kiểm tra đơn giản để xác định nguyên nhân của vấn đề cũng như bảo vệ sức khỏe của chính mình.

7. Ung Thư Tế Bào Hắc Tố

Ung thư tế bào hắc tố phát triển rất chậm trong các lớp trên của da do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) bức xạ từ mặt trời hoặc các nguồn chiếu sáng trong nhà ghế tắm nắng hoặc đèn chiếu tia cực tím,

Trong gia đình có tiền sử bị bệnh này, làn da nhợt nhạt và có nhiều nốt ruồi, nốt tàn nhang cũng làm tăng khả năng mắc bệnh. Đàn ông và người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Thông thường nốt đỏ và những vết thương trên da đóng vảy nhưng không lành sau vài tuần là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tế bào hắc tố.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu ban thấy những dấu hiệu bất thường trên da không lành lại sau 4 tuần. các chuyên gia có thể tiến hành sinh thiết để xác định xem đó có phải là ung thư hay không.

Bạn nên tránh tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím, đèn chiếu tia cực tím và ghế tắm nắng. Sử dụng kem chống nắng, hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm và thường xuyên kiểm tra làn da của mình để giảm nguy cơ mắc ung thư hắc tố.

8. Viêm Gan Siêu Vi

Viêm gan siêu vi là tình trạng gan bị viêm nhiễm do một loại vi rút ảnh hường đến hàng ngàn người trên toàn thế giới. Các loại virus khác nhau gây ra các bện viêm gan khác nhau, bao gồm viêm gan A, B, C, D và E.

Viêm gan A và E là do sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống bẩn. Viêm gan B, C và D lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con.

Viêm gan cũng có thể do việc sử dụng rượu quá nhiền và các bệnh tự miễn dịch.

Những loại vi rút này có thể tồn tại trong cơ thể người vài năm mà không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, vàng da, phân nhạt màu, sốt nhẹ, nôn mửa và tiêu chảy. nếu bạn có những biểu hiện trên, hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm máu hoặc sinh thiết gan.

Nếu bạn có nguy cơ cao bị viêm gan, hãy tiêm vắc xin chống viêm gan.

9. Ung Thư Cổ Tử Cung

Theo tổ chức Y tế Thế giới, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư và là nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.

Ung thư cổ tử cung diễn ra trong các tế bào ở cổ tử cung và không có bất cứ dấu hiệu nào ở giai đoạn đầu. nếu không được chẩn đoán kịp thời, ung thư sẽ di căn đến bàng quang, gan, ruột hoặc phổi. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể cảm thấy đau vùng xương chậu hoặc bị chảy máu âm đạo.

Ung thư cổ tử cung được gây nên bởi vius HPV (human papiloma virus) lây lan qua đường tình dục. Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch tự nhiên của phụ nữ có khả năng chống lại loại virus này. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Thông thường, phải mất nhiều năm để một tế bào cổ tử cung bình thường biến thành tế bào ung thư. Vì vậy, nếu bạn có kinh nghiệm hoặc thấy một số triệu chứng nhẹ, hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm PAP smear. Nó rất hiệu quả trong việc kiểm soát ung thư.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by hamexcel.com DMCA.com Protection Status