Chuyển tới nội dung

Cách Trị Bệnh Tiểu Đường Hiệu Quả Tại Nhà

  • bởi

Tiểu đường (Diabetes Mellitus) ngày càng trở thành một vấn về sức khỏe phổ biến. Bệnh tiểu đường chia làm 2 loại:

Tiểu đường tuýp 1: cơ thể không sản sinh insulin (insulin independent diabetes mellitus – IDDM)

Tiểu đường tuýp 2: cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc insulin sinh ra hoạt động không đúng chức năng của nó (non – insulin – independent diabetes mellitus – NIDDM).

Vài triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là cơ thể mệt mỏi, giảm cân (thậm chí cả lúc ăn nhiều), khát nước hơn mức bình thường, số lần đi tiểu tăng, vết thâm hay vết thương hở lâu khỏi và hạn chế tầm nhìn.

Tuy không có một phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh tiểu đường, bạn vẫn có một cuộc sống hoàn toàn bình thường nếu kiểm soát được đường trong máu.

Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn vài phương pháp để kiểm soát chỉ số đường huyết một cách hiệu quả tại nhà. Tất nhiên bạn cũng cần phải tư vấn bác sỹ chuyển khoa để có chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là 10 cách giúp bạn điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả ngay tại nhà.

1. Quả Mướp Đắng

Do có tác dụng hạ thấp mức độ đường Glucose trong máu nên mướp đắng thường được dùng để chữa bệnh tiểu đường. Mướp đắng ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa đường Glucose trong toàn bộ cơ thể của bạn thay vì từng tế bào hay từng cơ quan riêng biệt.

Các thành phần trong mướp đắng kích thích sự tiết Insulin của tuyến tụy và ngăn ngừa kháng Insulin. Do đó, mướp đắng đều được sử dụng để điều trị cả tiểu đường tuýp 1 lẫn tuýp 2. Tuy nhiên, nó không được dùng để thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị thiếu Insulin.

Thay vì cách ăn mướp đắng như một món ăn thông thường, bạn có thể sử dụng theo phương pháp khác sau:

Ép lấy nước 2 quả mướp đắng, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Uống vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy khi bụng còn đói.

Bạn nên thực hiện việc uống nước ép mướp đắng vào mỗi buổi sáng tối thiểu là 2 tháng.

2. Quế

Bột quế có tác dụng hạ thấp chỉ số đường huyết bằng cách kích thích sự hoạt động của Insulin. Nó chứa các thành phần hoạt tính sinh học có thể giúp ngăn ngừa và chống lại bệnh tiểu đường.

Các cuộc thử nghiệm đã chỉ ra rằng, bột quế là một lựa chọn hiểu quả để hạ thấp chỉ số đường huyết của tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên, không nên dùng nhiều bởi vì bột quế mua từ của hàng tạp hóa thường chứa 1 chất hóa học gọi là Courmagin, là chất độc làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Cách sử dụng:

Hòa tan một thìa bột quế cùng 1 cốc nước ấm để uống hàng ngày.

Cách khác nữa là để 4 thanh quế trong một cốc nước ấm khoảng 20 phút. Uống hàng ngày.

Bạn cũng có thể thêm quế vào thức uống nóng, sinh tố và bánh nướng.

3. Cỏ Cà Ri

Cỏ cà ri là một loại thảo dược được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện hấp thụ Glucose và hạ thấp lượng đường trong máu do tính năng hạ đường huyết. Cỏ Cà ri cũng kích thích sự tiết insulin đối với đường glucose. Là chất xơ, nó làm chậm sự hấp thu carbohydrate và đường.

Ngâm hai muỗng  hạt cỏ cà ri trong 1 cốc nước nước qua đêm. Uống nước vào buổi sáng lúc bụng đói. Thực hiện theo phương pháp này liên tục trong 2 tháng để giảm chỉ số đường huyết.

Một cách khác là ăn hai muỗng canh hạt cỏ cà ri bột hàng ngày với sữa.

4. Lá Chùm Ngây Và Rau Húng Quế

Cây chùm ngây có tác dụng giảm đường huyết, đài thải độc tố, kích thích cơ thể sản sinh Insulin để ổn định đường huyết, giảm huyết áp, giảm mỡ máu, kháng viêm, giúp sáng mắt…vừa kiểm soát đường huyết vừa giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Ép một cốc nước lá chùm ngây.

Thêm 1 thìa nước ép rau húng quế hoặc 5 thìa nước ép cây hương nhu.

Uống vào buổi sáng hàng ngày, liên tục trong 3 tháng.

Lưu ý: Không cho lá húng quế vào nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.

5. Cây Vối Rừng (Trâm Mốc, Trâm Vối)

Quả vối rừng (tên khoa học là Syzygium cumini) có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu bởi vì nó có chứa anthocyanin, axit ellagic, tannin thủy phân.

Mỗi bộ phận của cây như lá, quả và hạt đều có thể được sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Trong thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại trái cây và hạt của cây này có tác dụng hạ đường huyết vì chúng giúp làm giảm nồng độ đường trong máu và nước tiểu nhanh chóng.

Hạt của nó,  đặc biệt chứa hợp chất Glycoside Jamboline và Alkaloid Jambosine giúp điều tiết và kiểm soát lượng đường trong máu.

Bất cứ khi nào có sẵn trái vối rứng, cố gắng bổ sung nó trong chế độ ăn uống vì nó tác động rất tốt cho tuyến tụy. Một cách khác là xay bột mịn từ hạt đã phơi khô và uống cùng với nước 1 ngày 2 lần.

6. Lá Xoài

Lá xoài có thể được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường bằng cách điều tiết nồng độ Insulin trong máu. Họ cũng có thể giúp cải thiện Lipid máu (mỡ máu).

Ngâm 10-15 lá xoài trong một cốc nước qua đêm. Trong buổi sáng, lọc nước và uống khi bụng đói.

Bạn cũng có thể phới khô lá trong bóng râm và xay chúng. Ăn một nửa muỗng cà phê bột lá xoài hai lần mỗi ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Operated by lovedalat.com DMCA.com Protection Status