Chuyển tới nội dung

Có thể lưu giữ phú quý lại cho đời sau, nhưng không phải ai cũng biết!

  • bởi

Người ta vẫn thường nói, tiền bạc là vật ngoài thân, khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi. Nhưng có một cách có thể lưu giữ phú quý lại cho đời sau, nhưng không phải ai cũng biết.

Trong sách “Thanh bại loại sao” của Từ Kha đời Thanh có ghi lại một sự việc như sau: Tại vùng Thanh Hải – Tây Tạng, người dân ở đây bất luận tài sản nhiều hay ít, đều đem một nửa đi bố thí: Một là cúng dường cho tăng tự của bổn tộc; hai là tặng cấp cho tăng nhân; ba là gửi cho các chùa miếu khác ở nơi Tây Tạng.

Một người nếu mắc bệnh mà chết đi, gia sản sẽ được chia làm 3 phần: Một phần kính dâng cho tăng tự bổn tộc, một phần bố thí cho các tăng lữ, để bọn họ tụng kinh, sám hối siêu độ người chết; phần còn lại là để lưu cấp cho con cháu.

Phàm là bố thí tài vật, các Lạt Ma không dám không thụ nhận, hơn nữa còn phải thay họ đi cứu tế chúng sinh nghèo khổ.

Những người già tại địa phương thường nói: “Các Lạt Ma đã có trời cao ban cho quần áo, nên sẽ không cần tiền tài và vải vóc bố thí của dân chúng. Ai bố thí thì kiếp sau sẽ được nhận lại, một chút cũng không thiếu. Người bố thí ít, kiếp sau tiền tài sẽ ít, người bố thí nhiều, kiếp sau tiền sẽ nhiều hơn; người không bố thí, kiếp sau chính là kẻ nghèo”.

Trong sách “Duyệt vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam có ghi lại một câu chuyện như sau:

Có một người mắc ôn dịch mà chết, nhưng sau đó ông ta đã sống lại và kể với mọi người về một sự tình nơi âm phủ. Ông kể rằng, ở nơi âm phủ đã gặp được một lão bằng hữu, quần áo tả tơi, đầu tóc rối bù, làm những công việc rất nặng nhọc.

Người này thấy bạn mình rơi vào tình cảnh như thế, không khỏi bi thương, nắm tay bạn mà hỏi: “Ngài khi còn sống là bậc đại phú đại quý, chẳng lẽ lại không mang theo được chút tiền nào đến nơi này hay sao?”

Lão bằng hữu nói: “Ông mới đến đây nên không biết quy tắc ở chốn này. Tiền tài khi sinh không mang đến, khi tử không mang theo đi. Những ai khi còn sống tích đức hành thiện, thì họ có thể mang theo công đức. Người có công đức lớn, đến kiếp sau vẫn sẽ là đại phú đại quý. Cho nên, phú quý có thể mang theo đi, nhưng thế nhân chấp mê bất ngộ, lại không muốn mang đi cùng”.

Thế gian có ba kiểu người: người khờ dại sẽ nỗ lực hết mình để kiếm thật nhiều tiền, tích tiền để hưởng thụ và rồi rơi vào vòng luân hồi trả nghiệp báo; người khôn ngoan nắm được luật nhân quả sẽ coi trọng Đức hơn tiền bạc mà làm việc thiện để hưởng phúc báo đời sau; cuối cùng là người giác ngộ – họ không muốn rơi vào vòng luân hồi chuyển kiếp để rồi không biết kiếp sau mình liệu còn được làm người hay thành thứ gì khác, họ tu luyện.

Luân hồi chuyển kiếp không loại trừ bất kể ai, cho dù đó là một người giàu có và danh vọng bậc nhất, hay chỉ là một thường dân nghèo nàn.

Theo giáo lý Phật gia, một sinh mệnh luôn luân hồi chuyển kiếp, kiếp này có thể làm người, kiếp sau rơi vào đường súc vật, kiếp kế có thể là vật vô tri như tảng đá, ngọn núi, cây cối…Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn. Nhưng con người khi sinh ra không mang đến cõi đời này bất cứ thứ gì, nhỏ bé, trần trụi và chỉ có vậy, lúc nhắm mắt xuôi tay cho dù trong cuộc đời có kiếm bộn tiền, có làm ông to bà lớn, vẫn chẳng thể mang theo.

Cái duy nhất họ mang theo chính là Đức và Nghiệp, chúng tích tụ từ việc Thiện và Ác mà họ đã thực hiện khi làm kiếp người. Tiền bạc và danh vọng đối với một người khi đã nhắm mắt xuôi tay không là gì cả, thậm chí còn mang tới cái nợ lớn cho họ, để rồi phải chịu phán xét nghiêm minh của luật nhân quả. Bởi vậy, nếu không thể làm một người giác ngộ, thì hãy làm một kẻ thông minh, tích đức hành thiện để kiếp sau không phải chịu đọa đày.

(ygd.info)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by vietnamtops.com DMCA.com Protection Status