Chuyển tới nội dung

‘Nếu được mời sang công ty tốt hơn, cậu có đi không?’, cậu nhân viên trả lời xong lập tức được tăng lương

  • bởi

Nếu là bạn, bạn có sẵn sàng nhảy việc nếu có công ty trả lương cao hơn?

Thời gian gần đây biểu hiện công việc của Minh khá tốt, ông chủ đối với cậu ta cũng khá hài lòng. Nhìn thấy Minh là lại nở một nụ cười thân thiện, nhưng trong lòng Minh luôn nghĩ: “Có thể hiện thực một chút không, thay vì cười thì hãy tăng lương, thăng chức cho tôi”.

Qua một vài lần trao đổi với ông chủ, Minh đều nhẹ nhàng nhắc khéo về vấn đề tăng lương nhưng ông chủ đều phớt lờ bỏ qua. Buổi chiều thứ 6, cậu lại nhắc lại vấn đề này, lần này ông chủ im lặng một lúc rồi đột nhiên hỏi: Nếu như có một công ty tốt hơn muốn tuyển cậu, thì có nhảy việc không?

Nghe đến vấn đề này Minh bị dọa đến mức toàn thân toát mồ hôi. Nhưng Minh cũng không phải là thằng ngốc, sự minh mẫn bay đi ngay lập tức bay về, cậu trả lời ông chủ: “Thành thật mà nói tôi sẽ xem xét nhưng tôi sẽ không dễ dàng nhảy việc”.

Ông chủ nhìn có vẻ khá hứng thú với câu trả lời của Minh và hỏi lại: “Tại sao thế?”

Minh nói: “Ông nghĩ xem tại sao công ty khác lại mời tôi. Bởi vì họ nhìn ra khả năng tôi có thể làm giàu cho công ty họ. Hơn nữa họ cảm thấy giá trị của tôi xứng đáng được trả bằng một mức lương như thế. Nhưng tôi sẽ không dễ dàng nhảy việc bởi tôi thấy giá trị và triển vọng của công ty vẫn phù hợp với cuộc sống của tôi.

Hơn nữa làm việc lâu dài ở đây giống như một vụ đầu tư vững chắc vậy. Càng làm nhiều tôi thấy mình càng thành thạo trong công việc, càng làm tốt hơn. Tôi biết rằng những mối quan hệ lâu năm sẽ mang lại nhiều giá trị hơn một mối quan hệ mới được hình thành”.

Những lời này làm ông chủ hiểu rõ tâm lý của Minh hơn, làm việc không phải chỉ vì tiền, mà còn vì ông chủ biết được giá trị của cậu nằm ở đâu. Cậu ta có thể làm ra rất nhiều giá trị về tài sản cho công ty nhưng công ty cũng phải đáp ứng phúc lợi của Minh.

Với cách bày tỏ rất rõ ràng của Minh, buộc ông chủ của cậu phải suy nghĩ, cân nhắc. Bởi, cậu nhân viên này đã thể hiện quan điểm: Cậu ta muốn làm việc lâu dài cho công ty, tạo nên một mối quan hệ vững chắc và lâu bền. Ông chủ hãy đánh giá đúng giá trị và thăng lương tăng chức cho cậu ta.

Theo nghiên cứu, một nhân viên khi quyết định gắn bó với một công ty nào đó lâu dài, đều dựa trên hai yếu tố gắn kết: Gắn kết quyền lợi và gắn kết cảm xúc.

Thứ nhất, tại nơi làm việc, bạn có đạt được những quyền lợi bạn quan tâm hay không?

Có một thực tế không thể chối bỏ, tất cả những người đi làm dù là lao động trí óc hay chân tay đều luôn quan tâm tới tiền lương, chế độ thưởng, đãi ngộ… của công ty dành cho nhân viên.

Thu nhập ổn định từ công việc giúp chúng ta làm chủ cuộc sống. Bạn có thể tự mua cho bản thân những món đồ yêu thích, ăn một bữa ngon mà không cần ái ngại khi nhìn giá in trong thực đơn. Lớn lao hơn, bạn có thể đặt cặp vé du lịch trước mặt ông bà, bố mẹ và dõng dạc nói: “Con bao”.

Người nhận được lương 2.000 USD/ tháng chắc chắn có tinh thần lao động và trách nhiệm với công việc khác người lương tháng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập cao hay thấp cũng còn phụ thuộc vào vị trí, trình độ chuyên môn mà chúng ta đang có.

Lương – thưởng, chế độ đãi ngộ tại nơi làm việc quan trọng như thế đó! Không ngoa nếu khẳng định rằng, quyền lợi bạn được hưởng tại công ty là yếu tố then chốt quyết định việc bạn tiếp tục gắn bó với nơi làm việc lâu dài hay không.

Thứ hai, bạn có trân trọng và tin tưởng vào nhóm, sếp, công ty của mình không?

Sự thân thiết, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm, sự quan tâm, tạo điều kiện hết mực từ cấp trên và sự tin tưởng vào đường đi của lãnhh đạo cũng là những yếu tố thường thấy khi nói đến việc gắn bó lâu dài.


Ngoài việc có được một công việc theo đúng chuyên môn, được mang đến những cơ hội phát triển và đáp ứng các vấn đề về mặt tài chính và hạnh phúc thì bạn cũng cần có mối quan hệ tốt (thậm chí là khăng khít) với những người làm việc cùng bạn mỗi ngày. Công việc của bạn có thể yêu cầu làm độc lập, nhưng chính những người đồng nghiệp và quản lý sẽ tạo có bạn cảm giác bạn thuộc về tổ chức này.

Hai khía cạnh gắn kết nêu trên, nếu được đáp ứng đầy đủ, sẽ là chất xúc tác cho những nỗ lực cá nhân sẵn sàng cống hiến thêm cho tổ chức cũng như mong muốn được gắn bó lâu dài hơn với nơi này.

8 kiểu người dễ bị đào thải nơi công sở, hy vọng trong đó không có bạn

1. Người giữ mãi những tri thức cũ

2. Người chỉ có kỹ năng đơn nhất

3. Người có chỉ số EQ thấp

4. Người có tâm lý yếu đuối

5. Người có tầm nhìn ngắn

6. Người có phản ứng trì trệ

7. Người chỉ biết “đơn đả độc đấu”

8. Người không biết học tập

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Designed by hocvan12.com DMCA.com Protection Status