Chuyển tới nội dung

Người trên 50 tuổi nhất định phải ngủ ngon 3 giấc, sống tốt 3 mặt, giữ kỹ 3 điều quý báu này!

  • bởi

Ở mỗi giai đoạn cuộc sống đều không giống nhau, đặc biệt là sau khi nghỉ hưu. Bất kể trước đây sống hào nhoáng mỹ lệ, hay là âm thầm lặng lẽ thì bây giờ cũng nên để thoải mái tinh thần thì mới có thể tận hưởng tuổi già.

Tuổi tác qua đi không quay trở lại, nhưng cuộc sống vẫn còn đang diễn ra. Để có một cuộc sống tốt sau khi nghỉ hưu, bạn phải làm được: Có giấc ngủ ngon, ăn uống kỹ lưỡng, giữ lấy ba điều quý báu!

Ngủ ngon 3 giấc:

“Bổ thuốc không bằng bổ thực, bổ thực không bằng bổ giấc”. Giấc ngủ sâu và ngon đánh bại vô số thuốc bổ, sức khỏe cường tráng sẽ có tinh thần tốt!

1. Ngủ ngon giấc ngủ dài

Hãy đảm bảo giấc ngủ ban đêm tương đối dài là tốt nhất. Khi bạn còn trẻ, bạn có việc làm, có con cái, bạn không thể quy hoạch được giấc ngủ. Khi bạn tuổi đã cao hơn, bạn cần tự chăm sóc bản thân. Đây cũng là bước đầu tiên hướng tới sức khoẻ và cuộc sống hạnh phúc.

Tốt nhất là ngủ trước 10 giờ đêm, muộn nhất cũng phải ngủ trước 12 giờ, buổi sáng thức dậy lúc 6 hoặc 7 giờ, để đảm bảo 1 đêm ngủ đủ 7 giờ đồng hồ.

Rất nhiều người già thiếu ngủ, ngủ không đủ sâu vào ban đêm, bạn có thể thử những cách sau để cải thiện giấc ngủ:

– Uống một tách sữa nóng trước khi đi ngủ.

– Tạo môi trường ngủ thoải mái.

– Duy trì lối sống lành mạnh.

2. Ngủ tốt giấc ngủ trưa

Ngủ giấc ngắn mỗi ngày là giấc ngủ trưa. Thời gian ngủ trưa của người già khoảng 1 giờ đồng hồ, ngủ trưa không quá một giờ, có thể mang lại rất nhiều lợi ích, chẳng hạn như làm giảm huyết áp, bệnh tim mạch vành, tăng trí nhớ và cải thiện khả năng miễn dịch, giảm mệt mỏi và thư giãn tinh thần. Phải nhớ, thời gian ngủ trưa không được quá dài, nếu không sẽ gây phản tác dụng, càng ngủ càng mệt mỏi hơn.

Giấc ngủ trưa cũng không được tùy tiện nằm hoặc dựa lưng vào ghế mà ngủ, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mà còn tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe khác. Nếu có thể thì hãy ngủ trưa như giấc ngủ ban đêm, ngủ trong không gian thoáng phòng ngủ tối một chút.

3. Ngủ tốt giấc ngủ bù

Tinh thần và năng lượng của người cao tuổi tương đối kém, thường hay ngồi nhiều, đang xem TV có thể ngủ thiếp đi, thường 10 đến 20 phút là thức dậy. Đây là một phương pháp “góp gió thành bão” để dự trữ năng lượng, có thể giúp tăng cường tinh lực và dẫn truyền cảm hứng.

Cần chú ý đến hai điểm này khi ngủ bù:

– Chú ý đến môi trường ngủ, không ngủ ở chỗ có cửa thông gió, để tránh cảm lạnh;

– Khi thức dậy không nên ngay lập tức đứng dậy, duy trì tư thế nằm yên một lúc, sau đó bắt đầu đứng dậy hoạt động, để tránh sự thay đổi đột ngột của huyết áp.

Làm tốt 3 mặt:

Cuộc sống có “ba mặt” là khó làm tốt nhất: Mặt sĩ diện, mặt tình cảm, mặt thương trường. Người lớn tuổi phải làm tốt “ba mặt này”, không thể không làm, càng không thể làm sai.

1. Giữ lấy sĩ diện

“Cây sống nhờ vào một lớp vỏ, người sống nhờ vào khuôn mặt”. Sĩ diện ở đây thực sự là nhân cách và tôn nghiêm của một người, chúng ta phải yêu nó và bảo vệ nó.

Khi già đi càng phải giữ lấy sự tôn nghiêm. Lương thiện và chính trực, hòa đồng thân thiện, thấu hiểu sự đời, khoan dung, đây là những gì mà người cao tuổi phải giữ lấy.

2. Giữ lấy tình cảm

Người cao tuổi khi nói về tình cảm điều cấm kỵ nhất là cái gì cũng muốn, mọi thứ phải cần phải kiểm soát quá nhiều. Đối với con cái họ thất vọng vì không thể làm tất cả mọi thứ, đối với người thân và bạn bè, hàng xóm thì lại quá để ý đến sĩ diện. Kết quả là sống phải chịu đựng, buồn phiền vì không thể có được điều họ thực sự mong muốn.

3. Ít so đo gia cảnh

Người đến tuổi già đừng so đo gia cảnh, cạnh tranh với nhau, khoe ra sẽ chỉ làm tăng sự bất hòa và đố kỵ. Không bằng biết tự lượng sức, tự tạo ra cho mình một khung cảnh yên tĩnh và thanh tịnh, không mệt mỏi về vật chất, và không hơn thua với thế giới, bình tĩnh lại để hưởng thụ cuộc sống lúc tuổi già.

Bảo vệ 3 kho báu:

Người đến tuổi già, có ba thứ dường như rất đỗi bình thường, nhưng nó quả thật là báu vật vô cùng quan trọng, nhất định phải bảo vệ thật tốt, mới có thể an lòng mà sống cuộc đời về già hạnh phúc bình an.

1. Bảo vệ sức khỏe

Sức khoẻ là nền tảng của hạnh phúc. Chỉ khi sức khoẻ tốt thì chúng ta có nhiều cơ hội hơn để tận hưởng cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Người đến tuổi già, thân thể bắt đầu đối mặt với quá trình lão hóa, vì vậy phải thiết lập ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng, tập luyện nhiều, vận động nhiều, phòng khi chưa bệnh, chữa khi có bệnh.

2. Bảo vệ người vợ

Đối với người già mà nói, vợ không chỉ là người đồng hành cùng bạn đến lúc đầu bạc răng long, mà còn là người cùng bạn tận hưởng khoảnh khắc già đi từng ngày.

Người đến tuổi già phải trân trọng những người yêu thương ngay trước mắt, cùng tri kỉ nương tựa vào nhau, chăm sóc lẫn nhau, khi bận rộn thì cùng nhau là việc, khi rảnh rỗi thì cùng nhau tản bộ. Phải nhớ rằng, chỉ có tri kỷ và vợ là người đi với ta đến cuối đường đời.

Đối với người cao tuổi, càng phải trân trọng tình bạn lâu năm, thường ra ngoài trò chuyện, uống trà cùng họ, thường ngày hỏi thăm sức khỏe, quan tâm giúp đỡ, đối đãi chân thành, tình bạn sẽ mãi mãi bền chặt.

3. Bảo vệ vốn cuối đời

Mỗi người đều phải để dành cho bản thân mình một số tiền dưỡng lão riêng để làm vốn về già.

Đừng để cho con cháu tiêu xài hết số vốn về già ấy. Con có cháu có không bằng bản thân có. Một khi bản thân không có số vốn để duy trì cuộc sống cơ bản của chính mình, mà phải ngoảnh đầu lại để nương nhờ con trẻ thì liệu cuộc sống có an nhiên và bình thản?

Tuy vậy, tiền của mình có được thì cũng phải dám tiêu, cái gì đáng để tiêu thì nhất định không được tiếc. Tiếc thì người chịu khổ cuối cùng cũng chính là bản thân mình.

(vn.pngd)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thiết kế bởi uberforstartups.com DMCA.com Protection Status