Chuyển tới nội dung

Sống sao cho không phải thẹn khi đối diện với lòng mình

  • bởi

Có một tên trộm chuyên nghiệp cha, dẫn theo đứa con trai chui qua cửa trống, rồi để thẳng bé bên ngoài canh chừng.

Trong lúc đang lục lọi đổ đạt trong nhà, ông ta chợt nghe tiếng con minh gọi: “Bố ơi! Có người nhìn thấy chúng ta”.

Hai cha con liền hốt hoảng bỏ chạy.

Sau khi chạy được một đoạn, người cha hỏi đứa con: “Vừa rồi con nhìn thấy ai vậy?” Đứa con bèn vô tư đáp: “Ánh trăng đã nhìn thấy chúng ta đó!”

Cũng vậy, tất cả chúng ta mỗi khi khởi tầm động niệm, không những chỉ có ánh trăng nhìn thấy, mà ngay cả nhân quả cũng soi đến, biết hết thấy hết.

Nhà Nho có câu: “Người quân tử cẩn thận khi ở một mình”, là muốn nói khi chúng ta ở một mình thì cần phải có tâm thận trọng “đau đáu lo sợ giống như rơi vào hố thẳm, giống như lội qua tảng băng mỏng”.

Ở một mình phải như thế nào? Xin được nêu ra bốn điểm:

Thứ nhất: Ở một mình mà không vọng tưởng, là công phu dưỡng khí

Tâm tư loạn tưởng dễ sanh mê muội, vì thế chúng ta không nên xem thường nhà tối, tu dưỡng tâm ý ngay thẳng, thành tựu công phu vô úy.

Đức Phật có dạy chúng đệ tử: “Tịch tịnh không tạo ác, khéo nói chẳng loạn tâm, thì lìa được nghiệp ác, như gió quét lá khô”, nghĩa là nếu biết an trụ trong tịch tĩnh, không tạo nghiệp ác, miệng nói lời lành, tâm không vọng tưởng, thì nghiệp ác tự nhiên không còn, giống như ngọn gió mát quét sạch lá khô.

Cũng vậy, khi ở một mình thì phải biết cẩn thận quán sát suy nghĩ và việc làm của chính mình, tức là “ngăn thần, lìa lỗi”, thì khí chất thẳng thắn chính trực tự nhiên trở thành bản lĩnh dụng tâm.

Thứ hai: Làm một mình mà không vướng mắc, là công phu dưỡng thần

Một mình làm việc, không gì lo ngại, dùng giới định tuệ phòng hộ thân khẩu ý, thì sẽ dưỡng thành nhân cách và khí phách đảm đang tự chủ.

Thế nên có câu: “Sừng sững đỉnh núi đứng, thăm thẳm đáy biến cuộn”, người có nhân cách độc lập tự chủ thì không sợ khốn khổ, không chịu khuất phục, suy nghĩ lạc quan, thần sắc tươi tỉnh, biết thản nhiên tự tại, không vướng mắc, không chấp trước, đây chính là công phu dưỡng tinh thần.

Thứ ba: Sống một mình mà không khởi niệm tà, là công phu dưỡng đức:

Người quân tử tu đức, thì “đối với những điều vi tế sâu kín, thì cần phải thận trọng”.

Chúng ta ở riêng một mình, cũng nên “phòng tối nhà kín, giống như chốn nhà rộng người đông, mọi vật lớn nhỏ trong ngoài đều không được bất cẩn”, không nghĩ tà, không tưởng tà, không khởi niệm thị phi nhân ngã, khi khởi tâm động niệm thì phải thanh tịnh đúng như pháp, những niệm vi tế sâu kín cần phải quán xét nghiêm mật, dần tịnh hóa nội tâm của mình, thì tự nhiên thành tựu công phu dưỡng đức.

Thứ tư: Sống không thẹn với lòng, là công phu tu dưỡng tâm:

Giờ nào chốn nào; mọi việc làm của mình cũng không thẹn với trời đất; lương tâm; răn ngừa chính mình; thành thật với chính mình thì chắc chắn trưởng dưỡng được tâm lượng; hoàn thiện nhân cách bản thân.

Nếu chúng ta có thể không thẹn với lòng khi ở một mình; khởi tâm động niệm không được vượt qua phép tắc; không chút gian dối; trong tâm có trời đất; có qui củ; thì nhân cách sẽ được thuần thục.

  • Ở một mình mà không vọng tưởng; là công phu dưỡng khí.
  • Làm một mình mà không vướng mắc; là công phu dưỡng thần.
  • Sống một mình mà không khởi niệm tà; là công phu dưỡng đức.
  • Sống không thẹn với lòng; là công phu dưỡng tâm.
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Operated by kienthucketoan.com DMCA.com Protection Status