Chuyển tới nội dung

10 câu nói làm tổn thương trẻ nhất mà cha mẹ Việt rất hay nói, kết quả chỉ có hại chứ không có lợi

  • bởi

Khi tức giận hay căng thẳng, cha mẹ có thể không kiềm chế được cảm xúc của mình và thường nói ra những lời khiến con dễ bị tổn thương.

Là bậc phụ huynh cần tránh thốt ra những lời này, dù là trong lúc nóng giận, mất kiểm soát thì bạn vẫn cần phải kiềm chế, nếu không sẽ vô tình làm ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt tâm lý của con sau này. Chính vì vậy, bạn phải biết cách cẩn trọng hơn khi giao tiếp với trẻ nhỏ, nhất là các bé đang trong độ tuổi phát triển, có nhiều chuyển biến phức tạp về tâm lý, về cách hành xử. Dưới đây là 10 câu nói cha mẹ nên tránh khi nói với trẻ.

1. “Ngu dốt, con đúng là đồ vô dụng”

Không có đứa trẻ nào là vô dụng cả. Quan trọng là cha mẹ chưa hướng dẫn trẻ làm việc đúng cách mà thôi. Đây là câu nói thực sự khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và buồn.

Tốt nhất, nếu không hài lòng điều gì ở trẻ, cha mẹ hãy cẩn thận chỉ bảo cho trẻ để trẻ làm tốt hơn và đừng quên một vài lời động viên tới trẻ.

 2. “Im ngay!Tại sao con cứ không chịu nghe lời

Những đứa trẻ “nghe lời”, rốt cuộc có tốt hay không?

Khi trẻ muốn giải thích một điều gì đó, cha mẹ thường có xu hướng quát trẻ “im ngay”. Như thế sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương vì nghĩ rằng cha mẹ không tôn trọng mình.

Ai cũng có quyền bào chữa và nói lên quan điểm của mình. Do đó, cha mẹ nên kiên nhẫn nghe trẻ nói thay vì cấm trẻ được phát ngôn.

Hãy tưởng tưởng, khi bạn bị ai đó bảo “im ngay” khi đang nói hay giải thích một điều gì đó, cảm giác của bạn sẽ ra sao?

3. “Ba nói không được là không được

Cha mẹ thường có thói quen đứng bên ngoài và chỉ đạo hành động, suy nghĩ của trẻ, như con phải làm thế này, làm thế kia… khiến trẻ luôn cảm thấy mình vô dụng.

Mỗi trẻ đều có suy nghĩ riêng của chúng. Hãy để trẻ tự làm và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Trong quá trình con làm, cha mẹ có thể quan sát, sau đó khuyên nhủ chứ không ép buộc. Đừng cấm đoán trẻ một cách vô tội vạ.

4. “Cha mẹ sẽ không quản con nữa, tuỳ con muốn làm sao thì làm

Những lời nói không có động lực thì tuyệt đối đừng nên nói. Đừng áp đặt ý muốn của cha mẹ cho con cái. Đừng dạy trẻ những kiến thức trống rỗng. Tôn trọng là cách giáo dục tốt nhất.

Khi phê bình trẻ, hãy cẩn thận đừng làm tổn thương trẻ em. Hãy khoan dung cho những hành động, suy nghĩ trẻ con của con. Đừng buộc trẻ phải làm những điều gì đó mà tạm thời trẻ không thích.

5. “Nếu con được 10 điểm, mẹ sẽ mua cho con thứ này”

Cha mẹ đưa ra những món quà rất hấp dẫn để khuyến khích trẻ em học tốt. Đặt ra các mục tiêu cho trẻ để trẻ biết cố gắng là điều tốt, nhưng đừng hứa hẹn những điều vô nghĩa.

Hãy để cho con biết rằng vì con chính là món quá đáng trân quý nhất, và hãy để con bạn biết rằng, việc học là công việc riêng của chính con. Đừng quá quan trọng điểm số đối với trẻ.

6. “Con thật là dám làm ra chuyện như vậy sao!”

Hãy tăng cường nêu gương con khi con tích cực, hơn là đề cao thái độ tiêu cực của trẻ. Bạn không nên chê bai ai đó trước mặt con mình, cũng đừng chê bai con trước mặt người khác.

Hãy thử suy nghĩ tại sao trẻ lại làm như vậy. Đừng lo lắng nếu lỡ như trẻ có cãi nhau hay đánh bạn.

7. “Con lại làm sai nữa rồi, thật ngu ngốc!”

Hãy cho phép các con phạm phải “sai lầm”. Sau sự thất bại trẻ càng cần được dạy bảo, chứ không phải chỉ trích. Bạn phải biết lựa chọn những gì nên và không nên nói với trẻ.

Giáo dục trẻ là nhu chứ không phải cương. Hãy nói với con mỗi ngày rằng hãy làm việc thật tốt. Sai lầm thì có thể sửa.

8. “Nhìn là muốn thở dài, tương lai chắc cũng chỉ là đống đỗ nát!”

Khi trẻ bị chê, trẻ chỉ nghĩ đến một điều duy nhất:“Mình là đứa chẳng ra gì” và như thế, bạn đã không cho trẻ một cơ hội để thay đổi, để trở nên tốt đẹp hơn.

Như thế, hà cớ gì trẻ phải sạch sẽ hơn, khéo léo, ngoan ngoãn hơn? Bản chất của nó đã là như thế rồi mà.

Câu nói này sẽ gây ấn tượng không tốt cho trẻ và cũng không phải là cách giáo dục tốt, vì thế cha mẹ nên tránh.

9. “Con nhìn xem, bạn con ngoan và học giỏi hơn con nhiều!”

Khi so sánh với đứa trẻ khác sẽ có hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu trẻ có suy nghĩ đúng và có tư tưởng phấn đấu thì sẽ cố gắng học tốt hơn. Nhưng nếu ngược lại, nó sẽ phản ứng tiêu cực, sẽ “ì” ra và không phấn đấu, thậm chí còn cố tình làm ngược lại mong muốn của bố mẹ.

Chúng ta nên so sánh trong điều kiện, hoàn cảnh phù hợp. Hãy cho trẻ học cách tự thi đua với chính mình, trưởng thành hơn so với chính mình.

10. “Chỉ biết chơi, nhắc đến học tập là không có chút tâm trí, tinh thần nào

Các trẻ thích nhất là cách giáo dục như thế nào? Đó là hãy để cho trẻ vừa chơi vừa học.

Hãy giúp trẻ học tập một cách đam mê và hứng thú, trong một môi trường thoải mái. Vừa học, vừa chơi, phải đúng cách, nguyên tắc nhưng không áp lực, đó mới là cách học tốt nhất.

Ngày nay, những đứa trẻ em thiếu nhất là bốn khía cạnh này:

1. Thiếu niềm vui thời thơ ấu

2. Thiếu tinh thần văn hóa

3. Thiếu cách giao tiếp với gia đình

4. Thiếu đi cảm giác thành tựu.

5 lời khuyên dành cho các bậc làm cha làm mẹ:

1. Trưởng thành quan trọng hơn là thành công

– Những đứa trẻ đủ bản lĩnh để chấp nhận thất bại chính là thành công.

2. Kinh nghiệm quan trọng hơn thứ hạng

– Hãy để trẻ trải nghiệm và tự lập. Đừng quá bao bọc, yêu thương, và đừng quá đề cao thứ hạng.

3. Cho đi quan trọng hơn là nhận lại

– Hãy để cho trẻ em có nhiều cơ hội để cho đi.

4. Đối thoại vẫn tốt hơn là đối đầu

– Là người lớn, hãy dạy bảo, đừng  “chấp vặt” với trẻ.

5. Khuyến khích quan trọng hơn là trách nhiệm

– Đánh giá cao khả năng của trẻ, nói với trẻ “con nhất định làm được”.

“>

4/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by sharesht.com

DMCA.com Protection Status