Chuyển tới nội dung

Nếu thấy cuộc sống này quá khó khăn phức tạp,thì đừng bỏ qua những bài học sâu sắc này nhé

  • bởi

Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, cái gì cũng có nguyên do của nó,đôi khi chúng ta thấy nó thật phức tạp nhưng cuộc sống là thế, chúng ta phải biết nhìn nhận, biết lắng nghe, biết chấp nhận, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng đơn giản hơn rất nhiều những câu chuyện sau đây sẽ gửi tới các bạn một phần nhỏ của thông điệp ấy, đừng bỏ qua các bạn nhé.

Câu chuyện thứ nhất : AI MỚI LÀ KẺ NGU?

Một ông thầy giáo nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.

– Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn.

Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:

– Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?

– Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.

Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:

– Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?

– Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa… Cậu bé trả lời.

Bài học rút ra:

Chắc chắn khi đọc đến đây bạn sẽ thấy cậu bé kia tỏ ra ngờ nghệch mà không hẳn là vậy. Người ta thường nói: “Ngu mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phải sợ, đáng sợ là người nguy hiểm mà tỏ ra ngu”. Vì vậy, đừng xem thường người đối diện với bạn. Bởi người đối diện với bạn chưa chắc đã ngu như bạn nghĩ… Truyện cực ngắn về đồng xu khiến bạn xem xét lại cách nhìn đối với người đối diện…

Nếu như câu chuyện trên nhắc chúng ta biết tôn trọng người đối diện, thì câu chuyện sau đây lại dạy ta biết khiêm tốn, dù người đối diện có là ai đi chăng nữa :

Câu chuyện thứ 2 : NGƯỜI TIỀU PHU VÀ HỌC GIẢ

Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.

Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:

“Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.

Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

“Tôi cũng không biết!“, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:

“Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi.” Học giả vô cùng sửng sốt.

Bài học rút ra:

Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống “dở khóc dở cười”. Họ không biết một điều rằng “thông minh sẽ hại thông minh“, người quá thông minh và tinh tướng nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, hãy sợ kẻ ngốc mà tưởng mình thông minh. Và hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng. Truyện cực ngắn về người tiều phu khiến chúng ta phải suy nghĩ về đức tính khiêm tốn.

Câu chuyện thứ 3 : MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:

“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.

Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

Bài học rút ra:

Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng… sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông – bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Truyện cực ngắn Miếng bánh mì cháy là bài học về sự cảm thông giữa con người với con người.

3.4/5 - (15 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Designed by tinhthuc.com DMCA.com Protection Status