Chuyển tới nội dung

Suy Giảm Giao Tiếp Bằng Mắt Ở Trẻ Có Thể Là Dấu Hiệu Của Hội Chứng Tự Kỷ

  • bởi

Ánh mắt của trẻ có thể chứa đựng dấu hiệu đầu tiên của chứng tự kỷ, theo như nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Trung Tâm Tự Kỷ Marcus, Chăm sóc sức khỏe trẻ em của Atlanta, và Đại học Dược Emory.

Sử dụng kỹ thuật theo dõi mắt để xác định điểm tập trung của trẻ và cách chúng phản ứng với các kích thích xã hội trong vài năm đầu đời, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận trẻ sau này được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ nhìn người khác ít hơn so với trẻ không mắc hội chứng này. Tuy nhiên sự khác biệt trong giao tiếp bằng mắt không rõ ràng ngay từ khi sinh ra.

Điều này chỉ ra rằng sự rối loạn phát triển có thể làm giảm nhu cầu giao tiếp bằng mắt. Thực tế, việc phân tích trẻ từ hai đến sáu tháng tuổi nhìn vào mắt người khác khi nào và trong bao lâu có thể là manh mối cho thấy trẻ có khả năng mắc tự kỷ hay không.

Một nghiên cứu vào năm 2008 ở Đại học Yale cũng phát hiện ra rằng trẻ tự kỷ bị suy giảm hoặc thiếu hẳn sự giao tiếp bằng mắt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ mắc chứng tự kỷ thích nhìn vào miệng hơn và trẻ càng ít nhìn vào mắt người khác càng có nguy cơ khuyết thiếu năng lực xã hội.

Tự kỷ là một dạng suy nhược của rối loạn phổ tự kỷ. Theo ước lượng của Trung Tâm mạng lưới điều hành kiểm soát tự kỷ và chậm phát triển, cứ 88 trẻ thì 1 trẻ bị mắc ASDs. Bé trai thường bị mắc chứng rối loạn này gấp năm lần bé gái.

Kiểu giao tiếp bằng mắt bất thường trong khi tương tác xã hội được xem là một trong những triệu chứng tiêu biểu của ASDs, phản ánh thay đổi trong sự phát triển não.

Thông thường, trẻ bắt đầu tập trung nhìn khuôn mặt người khác trong vài giờ đầu tiên khi sinh ra. Chúng thể hiện khuynh hướng tương tác xã hội từ khi chào đời, và đến 3 tháng tuổi, chúng bắt đầu nhìn mặt người khác nhiều hơn nhìn những bộ phận khác trên khuôn mặt.

Trong một nghiên cứu mới được tài trợ bởi Viện sức khỏe tâm thần quốc gia và được xuất bản online trên tạp trí Nature vào tháng 10 năm 2013:

Các nhà khoa học đã nghiên cứu chuyển động mắt trong 110 trẻ sơ sinh từ hai tháng tuổi đến ba năm tuổi. Chúng được chia thành hai nhóm phụ thuộc vào nguy cơ mắc ASDs; những trẻ có anh chị bị chẩn đoán mắc chứng tự kỉ được xếp vào nhóm nguy cơ cao.

Trẻ được xem video chiếu những người phụ nữ thân thiện đóng vai người chăm sóc để theo dõi phần trăm thời gian trẻ nhìn vào mắt, miệng, cơ thể của người chăm sóc, hoặc nhìn vào những vùng không phải người trong video (như đồ chơi và các vật dụng khác). Trẻ được kiểm tra 10 lần khác nhau từ hai tháng tuổi đến 24 tháng tuổi.

Tác giả của nghiên cứu Warren R. Jones và Ami Klin phát hiện ra ở tuổi thứ 3, gần như 20 phần trăm trẻ (12 trên 59 trẻ) thuộc nhóm nguy cơ cao và một trẻ ở nhóm nguy cơ thấp được chẩn đoán mắc ASD.

Xem xét dữ liệu theo dõi mắt, các nhà khoa học nhận thấy rằng:

Hành vi mắt của các trẻ tham gia nghiên cứu vào lúc hai tháng tuổi gần như tương đồng nhau.

Trẻ sau này bị chẩn đoán mắc tự kỷ bắt đầu thể hiện sự suy giảm trong giao tiếp bằng mắt và tình trạng tiếp diễn trong cả quá trình nghiên cứu.

Khi được hai tuổi, trẻ bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ nhìn vào mắt người chăm sóc chỉ bằng nửa thời gian so với trẻ không mắc.

Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên vì hành vi giao tiếp bằng mắt vẫn bình thường cho đến khi trẻ được hai tháng tuổi. Điều này có thể gợi ý rằng các kỹ năng giao tiếp xã hội có thể không bị ảnh hưởng một thời gian ngắn sau khi sinh ra. Trước đây, các chuyên gia tin rằng trẻ tự kỷ hoàn toàn thiếu hụt hành vi xã hội.

Theo tiến sĩ Warren Jones của trường Đại học Dược Emory, “Trong tương lai, nếu chúng ta có thể sự dụng các kỹ thuật tương tự để phát hiện sớm triệu chứng khuyết tật năng lực xã hội, chúng ta có thể cân nhắc các biện pháp can thiệp để sớm phát triển giao tiếp bằng mắt và giúp giảm một số khuyết tật liên quan thường đi kèm với chứng tự kỷ.”

Các nhà khoa học đang nghiên cứu cách để phát hiện hội chứng rối loạn não bộ phức tạp này từ sớm để có cách điều trị thích hợp. Điều trị bằng can thiệp nhìn chung sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện sớm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by nvmac.org DMCA.com Protection Status