Chuyển tới nội dung

Tướng không tốt, số chẳng lành, phong thủy thất cách tại sao người đó vẫn giàu? Và lý do chính là đây

  • bởi

Lẽ thường, một người muốn giàu có thì phải có nhân tướng tốt hoặc số mệnh tốt, hay là phong thủy tốt, tuy nhiên có người hoàn toàn không có một lợi điểm nào mà vẫn làm ông chủ giàu có, đạo lý là gì?

 

Mọi người cùng tham khảo câu chuyện sinh động sau đây.

Từ xưa con người rất coi trọng các vị thầy “xem tướng”, “coi số”, “phong thủy”. Những người này được gọi là thầy sau thầy giáo, thầy thuốc, thầy tu, thầy chùa… Trong số ấy có những vị học rộng tài cao, rất uyên bác, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Các vị này sống đạm bạc, khiêm tốn, cuốc đất trồng rau, dạy học… Nếu có ai cần họ tư vấn các vấn đề về Đông phương học, họ sẵn sàng hướng dẫn tìm cát tránh hung; hoàn toàn miễn phí, không sống bằng nghề thầy bói.

Tuy nhiên, ngày nay “xem bói” đã trở thành một nghề trong xã hội và có cạnh tranh. Những thầy bà này nói xấu nhau, cãi vã nhau… Để không kém người khác, họ đã tự phong làm “Phong Thủy đại sư” . Đi bói dạo kiếm tiền khắp hang cùng ngõ hẻm, thực tài thì ít, giả tài lại nhiều, làm mất đi những tinh hoa của Đông Phương học.

Có một câu chuyện xưa trong dân gian truyền lại như sau. Ngày ấy, có ba ông thầy, mỗi ông chuyên sâu một môn: thầy xem Tướng, thầy tính Số, thầy xem về địa lý phong thủy. Ba thầy hợp lại đi chu du khắp nơi. Với họ không phải chỉ là kiếm tiền mà chủ tâm vào nghiên cứu học hỏi.

Buổi chiều nọ, các thầy đến một nông trại, cả ba muốn tá túc nơi đây qua đêm. Thầy Tướng đi tiên phong, ánh hoàng hôn làm thầy Tướng phấn kích.

Thầy bước tới cổng thấy một người đàn ông oai vệ, thầy cất tiếng: “Xin chào ông chủ, ba chúng tôi lỡ đường xin được nghỉ tại điền trang đêm nay”.

Người đàn ông chắp tay nói: “Dạ thưa, ông chủ ở trong kia, tôi chỉ là người gác cổng. Mời ba ngài vào tệ xá”.

Không điều gì là vĩnh cửu, nhớ để buông bỏ mà cải biên số mệnh

Vạn sự tùy duyên và những điều chúng ta đặc biệt phải ghi nhớ trên đời

Làm 1 điều thôi, cả đời không bao giờ bất an

Trên đường đi, thầy Tướng không khỏi phân vân. Khi vào phòng khách, chủ nhà chào đón rất chân tình. Chủ nhà sai người dâng trà, sau đó làm bữa cơm thịnh soạn thiết đãi. Trong khi ăn, thầy Số hỏi chủ nhà về gia cảnh và xin cho biết Bát Tự (can và chi của giờ, ngày, tháng, năm, sinh, là 8 chữ) của ông. Chủ nhà hoan hỷ phúc đáp từng ý của thầy. Ba thầy được nghỉ đêm trong một phòng khách bài trí hài hòa, đồ đạc giản dị, gọn gàng ngăn nắp.

Trước khi ngủ, thầy Tướng cho biết: “Thiên hiệp hề tiện yểu túc ác. Nghĩa là trán hẹp, lệch, tướng yểu, nghèo khổ. Ngũ quan phá tướng chẳng tốt”.

Thầy Số cho hay: “Ông này Mệnh Triệt, thân Tuần. Ba cung tam hợp Mệnh, Tài, Quan không tốt, có song Hao cư tại Phúc Tài là không giữ được tiền của. Chỉ được cung Phúc tại Tuất có sao Thái âm, cung xung chiếu tại Thìn có sao Thái dương là hai sao cư Đắc cách. Như thế Tướng không tốt, số chẳng lành. Tại sao giàu có làm ông chủ? Người có tướng làm ông chủ lại là người canh cổng kia??? Phải chăng nhờ mồ mả ông bà được táng nơi âm trạch tốt Đại phát? Sáng mai xin chủ nhà dẫn đi xem Âm trạch ra sao”.

Ba thầy nằm thao thức mong trời mau sáng.

Sáng hôm sau, ba thầy dùng trà, ăn sáng. Sau đó đích thân chủ nhà dẫn ba thầy đi đến nơi an táng ông bà, cha mẹ. Đường đi vòng vèo khá xa mới tới khu mộ được táng, nơi này có suối chảy qua.

Thầy Địa lắc đầu: “Đây là nơi thủy xuất, chẳng tụ, có thể nói là không đẹp. Long hổ dữ thủy thuận, gia trung tài dụng tận”.

Sau đó mọi người ra về, khi về thì đường rất gần, chẳng vòng vèo như lúc đi.

Ba thầy hỏi: “Sao khi đi ông không đi đường này mà đi vòng chi cho xa?”.

Ông chủ nhà từ tốn đáp: “Khi dẫn ba thầy ra ngoài cổng tôi thấy hai mẹ con người nông phu đang cắt trộm lúa của tôi. Nếu tôi đi qua đó họ sẽ bỏ lúa mà chạy. Tôi cũng chẳng xuống ruộng lấy lại lúa, chuột sẽ ăn, họ lại bị đói nên mới làm vậy!”

Cả ba thầy đều đồng thanh:

“Ồ, vậy ngài được chữ ĐỨC, chính ĐỨC đã thay đổi vận mệnh của ngài. Đức minh minh chi chung”.

Có Đức mặc sức mà ăn.

Phú quý không phải là việc xấu nhưng nó phải song hành với đạo đức. Nếu có thể “Phú hào hành thiện đức” (người phú quý hành thiện tích đức) thì chính là một người tốt, nhận được sự khâm phục của cả thiên hạ. Đào Chu Công ba lần đem toàn bộ gia sản của mình làm từ thiện, chính là hoàn toàn trắng tay. Nhưng cái mất của bạc tiền chỉ là bề mặt, cái được lớn lao hơn nằm ở tầng sâu hơn, được phúc đức, thiện quả. Bằng chứng là ba lần tay trắng hoàn toàn, Đào Chu Công đều vực dậy trở lại, luôn là người giàu có nhất thiên hạ, vừa giàu bạc tiền lại giàu nhân hậu.

Kinh doanh là đem lại lợi ích, tiền bạc, là tích luỹ của cải và làm sinh sôi lợi nhuận. Nhưng mấy ai hiểu mục đích cao cả nhất của kinh doanh là gì? Kỳ thực, giá trị chân chính của kinh doanh chính là mang lại sự phồn vinh cho xã hội, biểu dương cái thiện, sự trung thực chứ không đơn thuần là làm lợi cho cá nhân.

Bởi lẽ, khi cung cấp sản phẩm tốt bạn sẽ mua được lòng tin của người tiêu dùng, biểu hiện ra bề ngoài chính là doanh số bán hàng tăng vọt. Nhược bằng, làm ăn giả dối, buôn bán gian lận thì tự khắc khách hàng sẽ quay lưng lại với bạn. Lúc đó doanh nghiệp sẽ tự đào thải mình khỏi chốn thương trường vốn cạnh tranh khốc liệt.

Như vậy, có thể nói Đạo trong kinh doanh chính là hai chữ: Trọng đức. Đó cũng là cách giữ vững chính tín với Thần, thực thi cái gọi là “Giá trị phổ quát”, dùng đạo đức chứ không phải lợi nhuận để dẫn lối cho công việc kinh doanh. Phật gia giảng, đức là thứ có thể theo bên người ta đến tận các kiếp sau. Nó trở thành “tài sản” tích lũy của đời người trong vòng luân hồi chuyển sinh. Ở góc độ kinh doanh mà nói, nó cũng là số vốn không gì quý hơn. Có được vốn ấy, người ta có thể làm giàu không chỉ một kiếp, một đời.

Chỉ có cách kiếm tiền chân chính, giao dịch công bằng, coi trọng uy tín, trung thực mới có thể đảm bảo được sự phồn vinh lâu bền, qua đó nâng cao được cảnh giới đạo đức của xã hội nhân loại vậy.

* Theo giadinhtiepthi

“>

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Managed by vuonlanhuyenvinh.com DMCA.com Protection Status