Chuyển tới nội dung

Cách Điều Trị Cường Giáp Hiệu Quả Tại Nhà

  • bởi

Bệnh cường giáp là gì? Và cách điều trị cường giáp tại nhà như thế nào?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình bướm nằm ở cổ ngay dưới yết hầu. Nó được coi là tuyến tổng điều tiết năng lượng và trao đổi chất của cơ thể. Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức và sản sinh một lượng lớn hóc-môn tuyến giáp được gọi là cường giáp (một dạng của bướu cổ, bướu độc).

Những nguyên nhân thường gặp của hội chứng cường giáp bao gồm các rối loạn tự miễn dịch được gọi là bệnh Graves, viêm tuyến giáp, sự bài tiết bất thường của hoc-môn kích thích tuyến giáp (TSH), thu nạp quá nhiều iot, u lành tính hoặc bướu nhỏ của tuyến giáp.

Trong khi ai cũng có thể bị cường giáp, tình trạng này xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn 8 lần so với ở đàn ông. Nó có thể phát triển sớm ở độ tuổi 30, nhưng các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi.

Một số dấu hiệu có thể là dấu hiệu nhận biết cường giáp như giảm cân mạnh, nhịp tim bất thường, căng thẳng, ra mồ hôi quá nhiều, thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, sưng ở gáy, mệt mỏi, cơ bắp yếu và khó ngủ.

Vì các dấu hiệu của cường giáp cũng xảy ra phổ biến với các tình trạng bệnh khác nên nó có thể gây ra một chút khó khăn khi chẩn đoán bệnh.

Việc chẩn đoán tuyến giáp hoạt động quá mức càng sớm, thì việc điều trị và kiểm soát cường giáp càng dễ. Cường giáp có thể được điều trị bằng một số thành phần tự nhiên và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ và không tự mình chữa trị.

Dưới đây là 10 cách điều trị cường giáp tại nhà.

1. Tía Tô Đất

Tía tô đất, còn được gọi là Melissa officinalis, là một loại thảo dược có thể giúp bình thường hóa tuyến giáp hoạt động quá mức bằng cách giảm mức độ TSH. Nó chứa Flavonoid, Acid Phenolic và các hợp chất hữu ích khác để điều tiết tuyến giáp.

Trong thực tế, nó ngăn chặn các hoạt động của các kháng thể kích thích tuyến giáp và gây ra bệnh Graves – một dạng phổ biến của cường giáp. Để khôi phục lại hoạt động tuyến giáp một cách khỏe mạnh, hãy uống nước tía tô.

Thêm hai muỗng canh tía tô vào một cốc nước sôi.

Hãy ngâm nó trong khoảng năm phút.

Lọc và uống trà này 3 lần một ngày.

Bạn có thể bắt đầu điều trị với liều thấp, khoảng một nửa hoặc một muỗng cà phê tía tô, và dần dần tăng lên thành hai muỗng canh.

2. Cây Ích Mẫu Thảo

Ích mẫu thảo, còn được gọi là Leonurus Cardiaca, đóng vai trò như một thứ ức chế beta thiên nhiên và giúp kiểm soát chứng tim đập nhanh (nhịp tim cao) và đánh trống ngực. Nó cũng có một số hoạt động chống hoạt động tuyến giáp, điều này mang lại lợi ích nhiều hơn cho những người mắc bệnh cường giáp.

Ngâm một nửa muỗng cà phê ích mẫu thảo trong một cốc nước sôi trong ít nhất năm phút. Sau đó lọc lấy nước và để nguội.

Uống trà này ba lần mỗi ngày.

Cần lưu ý rằng loại thảo dược này phải được tránh nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc an thần nào.

3. Súp Lơ Xanh

Súp lơ xanh là một loại rau họ cải có chứa các chất được gọi là Isothiocyanates và Goitrogens, giúp hạn chế sản xuất quá nhiều hoc-môn tuyến giáp. Vì vậy, bất cứ ai bị cường giáp phải cố gắng ăn bông cải xanh chưa nấu càng nhiều càng tốt.

Các loại rau họ cải khác có thể hữu ích như mầm brussel, súp lơ, su hào, cải xoăn, mù tạc, và củ cải.

4. Sản Phẩm Từ Đậu Nành

Các loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho những người bị cường giáp. Protein vận chuyển hoc-môn tuyến giáp cho các mô cơ thể khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy nồng độ vừa phải Sterols của đậu nành có thể giúp cải thiện bệnh cường giáp. Do đó, ăn các sản phẩm đậu nành có thể giúp điều trị bệnh này. Nếu bạn không thích của các sản phẩm đậu nành, cố gắng bổ sung các loại hạt, trứng, cá và cây họ đậu vào trong chế độ ăn kiêng của bạn.

5. Axit Béo Omega-3

Nếu cơ thể bạn không nhận được đủ các axit béo omega-3, có thể có sự mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm cả các hoc-môn tuyến giáp. Những axit béo thiết yếu là các khối xây dựng cho các hoc-môn kiểm soát chức năng miễn dịch và tăng trưởng tế bào, và cũng giúp cải thiện khả năng đáp ứng với kích thích tố tuyến giáp. Bạn có thể làm tăng lượng axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn nhiều cá, thực phẩm từ động vật ăn cỏ, hạt lanh và quả óc chó.

6. Các Loại Tảo Biển

Tảo biển là một nguồn cung cấp i-ốt, một khoáng chất quan trọng cho tuyến giáp. I-ốt có mặt tự nhiên trong các loại tảo biển có thể bình thường hóa rối loạn tuyến giáp liên quan đến béo phì và hệ thống bạch huyết tắc nghẽn. Những loại tảo này cũng chứa hàm lượng cao vitamin K, vitamin B folate, magiê, sắt và canxi.

Một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng trong điều trị cường giáp là tảo bẹ, kombu, hijiki, nori, Arame, cọ biển vv. Chúng thường có sẵn ở dạng khô tại cửa hàng tạp hóa.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by wpvina.com DMCA.com Protection Status