Chuyển tới nội dung

Đời người có 3 điều ‘KHÔNG NÊN’, nếu bạn tránh được sẽ bình an hạnh phúc suốt đời!

  • bởi

1. Cứ lần lữa hết lần này tới lần khác thì thứ bị hao mòn chính là sinh mệnh của bản thân mình. 

“Đời người chỉ như hạt gạo trong kho, như tia chớp vụt qua trước mắt, như cây gỗ mục bên bờ vực thẳm, như một con sóng giữa biển khơi. Nếu biết điều này sao lại không thấy bi ai? Sao lại không thấy hạnh phúc? Làm thế nào mới có thể không phá bỏ mà cứ ôm giữ nỗi lo ham sống của con người? Làm thế nào mới có thể không lưu lại nỗi nhục sống một cách hoang phí?”

Đoạn này đại ý là đời người quá ngắn ngủi. Nếu biết được điểm này thì con người sẽ không phải hối tiếc vì lãng phí thời gian quý giá của mình.

Mọi người thường quen với việc cứ lần lữa, hết lần này tới lần khác, trước khi hành động thường muốn hưởng thụ một chút an nhàn sau chót. Nhưng hễ nghỉ ngơi thì lại không dứt ra được, cứ muốn tiếp tục hưởng thụ mãi như vậy. Cuối cùng thì sự lần nữa này sẽ trực tiếp khiến hành động này thất bại.

Lười biếng là bản tính của nhiều người, chỉ cần chúng ta nỗ lực khắc phục là được. Nhưng người có thể hoàn toàn khắc chế được tính lười nhác rốt cuộc vẫn chỉ là thiểu số. Vậy mới nói : “Người tài trong thiên hạ xưa nay, đều bại chỉ bởi một chữ Kiêu. Những người thường trong thiên hạ xưa nay, đều bại chỉ bởi một chữ Nhác”.

Có câu nói rằng: “Những năm tháng tuổi trẻ khó quay lại, một ngày khó có hai buổi sáng, hãy khích lệ đúng lúc bởi tháng năm chẳng đợi người”. Cứ lần lữa hết lần này tới lần khác thì thứ bị hao mòn chính là sinh mệnh của bản thân mình. Tới già hối tiếc thời gian đời người thấm thoắt thoi đưa thì cũng đã muộn, chi bằng hãy nỗ lực ngay từ bây giờ.

Người thành công là người lập tức hành động, chỉ có hành động tức khắc mới có thể nắm bắt thời cơ trước người khác.

2. Làm người chớ khoa trương

Một người khi hành sự biết thuận theo tự nhiên, ngay chính thì được bình an. Làm việc biết yên phận và tự lượng sức mình mà không thái quá thì cũng không có gì phải lo lắng. Không giả dối, không huênh hoang, sống thực với bản tính của mình, có thể nắm bắt được chừng mực cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Thường thì con người sẽ đánh giá mình cao hơn khả năng thực tế, cho nên mới thường làm nhiều việc quá sức. Do đó họ cũng tự nhiên mất đi khả năng kiểm soát tình hình diễn biến của sự việc, bi kịch sẽ theo đó mà ập tới.

Cho nên Khổng Tử phải cảm thán mà rằng: “Trung dung chi vi đức đã, kỳ chí hỹ hồ, dân tiên cửu hĩ”. Trung dung là đạo đức cao thượng. Những người làm được điều này xưa nay hiếm. Nguyên nhân chính là chữ “độ” rất khó nắm bắt trong đạo Trung Dung.

Làm người muốn đạt được cảnh giới cao nhất, cũng không có cách nào khác, chỉ là sống theo đúng bản tính của người ấy, không giả dối, không khoa trương và luôn giữ được sự bình hòa.

3. Lời không nên nói nhiều

Người có đạo đức tự biết mình hành thiện không đủ, nên nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ thì họ cũng không mở miệng. Người hấp tấp, nóng vội muốn khoe khoang nên nói rất nhiều. Có câu “Họa từ miệng mà ra”, vậy nên những gì nên nói thì mới nói, những gì không nên nói thì nhất thiết không được nói. Nếu không tai họa sẽ giáng xuống đầu lúc nào không hay.

Trong cuộc sống, những kiến giải tinh túy thâm sâu mới được mọi người đón nhận, huênh hoang khoác lác cả ngày chỉ khiến người đời càng thêm ghét bỏ.

Nắm vững một cách chính xác chừng mực của lời nói mới có thể tăng thêm sức cuốn hút cho bản thân mình, từ đó giành được nhiều cơ hội thành công hơn.

(tt)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by truyen.co

DMCA.com Protection Status