Chuyển tới nội dung

KHẨU NGHIỆP là nghiệp nặng nhất của con người, tu khẩu sẽ mang lại nhiều PHÚC BÁO

  • bởi

 Vương Dương Minh là một nhà tư tưởng nổi tiếng thời nhà Minh, trong một lần ông cùng đệ tử đi du ngoạn, tình cờ gặp hai người đang cãi nhau ở bên đường.

Một người chửi: “Ngươi không có công lý!”

Người kia đáp lại: “Ngươi không có lương tâm!”

Đệ tử nghe thấy liền nói với ông: “Thầy nhìn kia, họ đang cãi lý”.

Vương Dương Minh nói: “Không, họ đang chửi người khác”.

Trong cuộc trò chuyện sẽ có người nói, người nghe, có thể có cả người thứ ba. Nếu vô ý nói ra những lời khiêu khích, tất sẽ sinh ra tuần hoàn ác tính. Cho nên mới nói: “Trí giả không nói lời nhảm nhí!”. Trong giao tiếp với nhau, không nên vì lỡ miệng mà làm mất đi thiện duyên khó được.

Ngôn ngữ là một công cụ kết nối tình cảm, truyền đạt tư tưởng. Nhưng những lời lẽ không khéo hoặc thừa thãi lại là nguyên nhân gây ra phiền não thị phi.

Một lời nói làm tổn thương người khác chắc chắn nghiêm trọng hơn cả giết người

Đây là sự thật mà rất ít người biết. Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất và phải biết quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết. Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải và chuyển biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì. Có thể nhẫn thì có thể phân biệt được tốt xấu cũng như thiện ác và thị phi của thế gian. Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính bản thân mình rằng hôm nay mình có tức giận không nhé.

Nói chuyện chính là một loại tu hành thực tế

Triết học gia Hy Lạp cổ đại Socrates rất giỏi về diễn thuyết, công việc của ông là dạy người khác cách thuyết giảng.

Một ngày có một cậu thanh niên đến, nhờ Socrates truyền thụ những kỹ năng thuyết giảng lại cho mình. Cậu diễn giải với ông rằng diễn thuyết quan trọng như thế nào.

Sau khi im lặng và lắng nghe cậu thanh niên diễn giải một hồi dài liên miên, Socrates liền đòi thu tiền học phí cao gấp đôi bình thường.

Cậu thanh niên ngạc nghiên hỏi: “Tại sao lại như vậy, thưa thầy?”

Socrates nói: “Bởi vì ta ngoài việc dạy cậu cách nói chuyện, còn phải dạy cậu cách giữ im lặng”.

Cổ nhân nói: “Nhật ngôn thiệt tận bình sinh phúc” (thiệt một lời giữ phúc cả đời). Cẩn trọng dè dặt trong khi nói chuyện là then chốt của tu thân.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của con người

Con người sống trên đời bất kể thời nào và ở đâu, con người cũng có nhưng nỗi niềm khổ đau. Đây chính là thời điểm khó khăn con người dễ vướng vào các nghiệp xấu nhất. Trong đó có khẩu nghiệp. Theo quan niệm của Phật giáo thì khẩu nghiệp chính là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Bởi vết thương trên thân thể cô thể lành nhưng vết thương bạn gây ra do chính lời nói, lời ác khẩu mà bạn để lại trong lòng người khác thì biết đến bao giờ mới lành lại được. Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo thì một việc làm, một lời nói hay một ý niệm suy nghĩ của thân, miệng, ý dù đó là thiện hay không chắc chắn đều đưa đến kết quả nhất định. Có những hành vi hay lời nói có thể được lập đi lập lại nhiều lần thì sẽ chi phối mạnh mẽ hơn trong đời sống thường ngày của cá nhân đó.

Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại và một lời khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo vuốt mặt nể mũi, bạn nói tốt cho người này nhưng đôi khi lại đắc tội với người kia.  Cho nên sống ở đời hãy thận trọng với những lời nói của mình và đó cũng chính là đang tu khẩu bằng không chính bạn đang hủy đi phúc đức của mình đấy.

(pntoday)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phát triển bởi yeudalat.com DMCA.com Protection Status