Chuyển tới nội dung

Phật dạy về đạo làm người để cả đời an nhàn hạnh phúc, có hậu về sau tránh mọi tai ương

  • bởi

Phật dạy về đạo làm người để cả đời an nhàn hạnh phúc, có hậu về sau tránh mọi tai ương trong cuộc đời.

Điều phật dạy về đạo làm người

1. Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.
2. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
3. Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.
4. Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.
5. Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.
6. Nếu không tìm thấy ai để hỗ trợ trên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Không ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.
7. Không có nỗi sợ hãi với những ai tâm trí không ngập tràn ham muốn.
8. Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.
9. Chính bạn phải phấn đấu. Các chư Phật chỉ vạch ra con đường.
10. Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong tâm hồn.
11. Không có sự ô nhiễm nào lớn hơn sự thiếu hiểu biết.
12. Thế gian đau buồn bởi cái chết và sự tan rã. Nhưng người khôn ngoan không đau buồn vì họ nhận ra bản chất của thế giới.

Bốn nghiệp kết mà Phật dạy

Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hộinhững bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.

Bốn trường hợp ác

Tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ, loại tham dục thứ hai phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình an, sự hạnh phúc..thì cần thực hành và phát huy.

Sáu nghiệp hao tổn tài sản cần tránh:

1. Đam mê rượu chè.

2. Cờ bạc.

3. Phóng đãng.

4. Đam mê kỹ nhạc.

5. Kết bạn người ác.

6. Biếng lười.

Lời Phật dạy về đạo làm người để tránh mọi tai ương

Như vậy, Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp.

Cần từ bỏ ý niệm xấu xa sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi con người thì mới mang lại điều phước lành, sự an nhàn trong cuộc sống.

Tu để đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành, trong hiện tại được người ngợi khen, xã hội ngợi khen, gia đình ngợi khen và trên hết phương ấy được an ổn, xã hội ấy được tốt đẹp, không lo sợ…

Đi chùa mà giữ tâm địa ác thì đi để làm gì?

Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.

Ra đường chẳng may mà đi xe đụng chạm thì nên cười rồi bỏ qua, cái gì bỏ qua được thì bỏ qua. Đừng vì cái nhẹ mà “mặt sưng mày sỉa” thái độ với nhau.

Nên Từ Bi Hỷ Xả

Chỉ một chữ “xả” thôi , nếu thực hiện được là chúng ta cũng đến gần Niết Bàn rồi. Đi chùa, tham gia Phật sự là điều tốt, nhưng đó là bước đầu, nếu chúng ta bước xuống thuyền rồi đứng đó, không tự chèo thuyền đi , không ứng dụng những điều học hỏi ở kinh sách, ở chùa vô đời sống hằng ngày thì mãi mãi không bao giờ có thể đến được bến bờ giải thoát an lạc bên kia.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by amthucduongphovietnam.com DMCA.com Protection Status