Chuyển tới nội dung

Cần phải làm gì khi bỏ hầu bóng, về quy y Phật?

  • bởi

Câu hỏi 37: Bỏ hầu bóng về quy y Phật

Con bạch Thầy! Trước kia con có đi hầu đồng, hầu bóng, tứ phủ nhưng bây giờ con muốn quay về quy y Phật, vậy con phải làm sao ạ?

Trả Lời:

Thầy xin nói rằng từ khi quý Phật tử chính thức quy y Tam Bảo thì tất cả những cái trên đều được giải. Có một số người trước cũng đi như vậy, rồi nói con quy y Phật rồi nhưng con vẫn phải sang kia để trình báo không thôi họ sẽ theo bám không tha cho con. Nhưng Thầy bảo khi đã quy y Tam bảo thì lập tức các vị kia phải buông tha.

Giống như lệnh vua để ra thì tất cả các vị dưới không ai dám làn gì. Đức Phật của chúng ta là vua của tất cả các bậc Thánh, quý Phật tử quy y thì làm con của Phật thì các Thánh kia không ai có thể làm gì mình được. Vậy quý Phật tử cứ yên tâm không phải đến chỗ đó để giải đi nữa.

Câu hỏi 38: Cách xử lý những quyển Kinh không đúng chánh pháp

Con bạch Thầy! Bây giờ có những quyển kinh không đúng chánh pháp của Phật, như kinh Địa Mẫu, Thiên Địa Bát Dương… chúng con biết nên đã không tụng đọc, vậy chúng con nên xử lý với những quyển Kinh này ạ?

Trả Lời:

Những quyển kinh như thế thì quý Phật tử nên hủy đi, đừng có truyền bá rộng rãi. Nếu quý Phật tử truyền bá tà kinh thì sẽ tổn phước, còn truyền chính kinh thì sẽ được tăng phước báu. Quý phật tử nên làm như vậy.

Câu hỏi 39: Có phải đức Phật ru ngủ con người

Con bạch Thầy! Con có một người bạn thân chưa được ngộ Phật pháp lắm, cho nên con hay mang đĩa đến cho bạn ấy xem. Lúc đầu thì bạn ấy xem, nhưng sau bạn ấy bảo: Đức Phật ru ngủ con người, nhụt mất ý chí đấu tranh, không phân giải được sự phải trái đúng sai khiến người ta luôn bằng lòng những gì hiện có, không phấn đấu, bỏ dục làm mất hạnh phúc con người, và lý gì người ta làm hại con mà con không giận.

Còn về mặt kinh tế, người ta nợ mình tiền, lừa mình tiền kiếp này mà lại đợi đến muôn lượng kiếp sau thì kiếp này đói khổ chịu sao cho nổi. Kính bạch Thầy giải thích để con nói với bạn con cho bạn con được hiểu ạ?

Trả Lời:

Đúng là Đức Phật dạy người đệ tử Phật không tranh đua, hơn thua, được mất… Phật tử này bảo là nhụt ý chí, không có sự tiến lên. Nhưng bên trong phải giữ được cái đức chính niệm tu hành, bên ngoài giữ đức không tranh đấu.

Người đệ tử Phật không tranh đấu, giành giật thì không xứng đáng. Cho nên các Tổ dạy: ” Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức ” Mặc dù là như thế, nhưng người đệ tử Phật không phải là người nhụt ý chí mà là một người chiến sĩ trên chiến trường chiến đấu với Ma quân nơi chính mình, chứ không phải chiến đấu với người ngoài.

Phật dạy người ngoài là cha, mẹ, anh, em quyến thuộc của mình vì sao chúng ta lại tranh đấu với họ. Nếu nói về dũng sĩ thì người Phật tử là dũng sĩ bậc nhất. Cho nên trong Kinh Pháp Cú Phật có dạy rằng: ” Dẫu tại bãi chiến trường, thắng vạn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, ấy chiến thắng tối thượng”. Có những ông tướng tuy chiến thắng ngoài trận, nhưng lại ngục ngã trước những cám dỗ của ngũ dục.

Vì thế nói làm người tu hành còn khó hơn làm ông tướng gấp vạn lần. Vậy Đức Phật không ru ngủ, dạy Phật tử trở thành người yếu đuối, mà người Phật tử là người đầy đủ hùng lực, dũng khí.

Người mà biết nhẫn nhục làm chủ được mình đấy mới là người dũng mãnh, tu Đạo Phật phải là người ý chí còn người yếu đuối không thể tu đạo Phật được. Không những thế người Phật tử còn mang lại hạnh phúc cho mọi người, cho nên người ta gọi Đạo Phật là đạo hộ quốc an dân.

– Còn người ta nợ mình mà không trả thì Phật nói đó là tiền kiếp mình nợ họ. Hay nếu mà cao hơn thì mình nghĩ người ta dùng cũng như mình dùng, thế thì quý hóa quá. Nghĩ như vậy thì mình sẽ không khổ và sẽ không sinh oán thù để hại nhau. Vì thế đạo Phật gọi là đạo diệt khổ làm cho chúng ta được an vui. Phật tử chúng ta nên hiểu chỗ này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Designed by tailuanvan.com DMCA.com Protection Status