Chuyển tới nội dung

LUẬT NHÂN QUẢ: Con cái gánh nghiệp thay bố mẹ, điều này có đúng không?

  • bởi

Câu 207: Hỏi về THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ

Bạch Thầy cho con hỏi về cô Thanh Hải Vô Thượng Sư vì con nghe nói đạo của cô Thanh Hải là ngoại đạo. Xin Thầy hoan hỷ giải đáp để con được rõ?

Trả lời:

Cô Thanh Hải là người Việt rồi xuất ngoại đi tu theo đạo Xích cả đạo Hồi và nhiều thứ đạo khác nữa. Cuối cùng cô đi học Phật với mấy Thầy lang thang rồi tự xưng mình là Vô Thượng Sư. Vô Thượng Sư chính là Phật. Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật nói trong giáo pháp của một đức Phật còn có ai nữa tự xưng mình là Phật thì đó chính là MA.

Cho nên ai mà còn đang theo cô Thanh Hải này thì mau mà ra đi, không thì chúng ta sẽ lạc vào đường ma. Mặc dù cô này cũng nói là phải ăn chay, phải giữ năm giới. Cho nên ai còn dính dáng thì Thầy khuyên mau rút chân ra để theo học Phật chân chính chứ đi theo Vô Thượng Sư như thế này thì không ổn đâu.

Câu 208: Anh trai khi chết gánh tội cho cha

Câu hỏi: Kính bạch Thầy, anh trai con mất ngày 11-07 âm lịch. Vừa qua chị dâu con đi xem thầy pháp nói rằng: Anh con gánh hạn thay cho bố con, bây giờ anh ấy bị nhốt ở trong ngục.

Qua các đĩa giảng pháp của quý Thầy, con được biết qua 49 ngày thì người chết mới định tội là nặng hay nhẹ. Xin quý Thầy cho con được biết là như thế nào?

Cho con hỏi là giờ nhà chị dâu con có mời các già ở trong họ ngoài làng đến tụng kinh những ngày tuần, có lợi lạc cho người mới khuất như anh con không?

Trả lời:

Với tinh thần của Phật, thì không có ai gánh chịu cho ai cả. Ai làm thì người ấy chịu, ai gieo nhân thì người ấy phải chịu quả, bố con cũng không gánh cho nhau được. Bố làm thì bố cũng phải chịu, con làm thì con chịu. Thưa đại chúng nhân quả là như vậy. Tất nhiên có cái gọi là cộng nghiệp và biệt nghiệp, cùng cộng nghiệp với nhau thì cùng chịu những cái quả như nhau, giống nhau trong cái cảnh ấy. Chứ còn bảo “Tôi làm mà người khác chịu” thì không phải, gánh như thế không phải.

Cho nên về mặt nhân quả không có cái nghĩa gánh tội như thế. Nếu thế thì Thầy nói thật là Phật gánh tội hết cho chúng sinh luôn, để cho mình không phải vào địa ngục, mình không phải chịu những cái khổ này, Phật gánh hết luôn đi, thế nhưng Phật đâu có gánh như thế được đâu.

Ở đây phật tử hỏi là 49 ngày thì người chết mới định tội nặng hay nhẹ thì đây là theo kinh Địa Tạng Phật dạy. Trong 49 ngày, thần thức người chết, có những người khi chết thì đọa ngay xuống địa ngục vì những tội nặng; Hai là có phước lành thì được sinh Thiên thì cũng sinh luôn; hay ai được vãng sinh thì cũng vãng sinh luôn. Ba trường hợp ấy là cũng đi ngay. Còn lại cơ bản là phải chờ đợi, 1 tuần, 3 tuần, 7 tuần, để chờ định nghiệp. Tức là khi nghiệp phân định rõ ràng rồi thì mới quyết định người này tái sinh về cõi nào, cho đến chậm nhất là 7 tuần.

Theo kinh Địa Tạng, thì trong 7 tuần này, người thân thuộc nên làm nhiều việc phước cho người đã mất, như là: bố thí, cúng dường, tụng kinh, sám hối… làm các việc phước, còn mang cả những đồ quý báu của người đó đến trước người đó mà nói: “Tôi nay đem cái này cúng dường lên Tam Bảo”, để cho người đó được nghe được biết, để cho họ khởi được tâm thì họ được phước báu họ được tiêu nghiệp, trong kinh Địa Tạng dạy rất rõ. Nên chuyện 49 ngày này là đúng như trong kinh Địa Tạng Phật dạy.

Rồi phật tử hỏi những cụ già trong làng đến tụng kinh, thì những việc này là tốt thôi. Mời đạo tràng, phật tử đến tụng kinh cho, không những người chết họ nghe họ cũng được phần nào giác ngộ, người sống nghe cũng được tốt.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by sosanhnhat.com

DMCA.com Protection Status