Chuyển tới nội dung

Phật dạy: ‘Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên’, vậy nên yêu là phải học, yêu là phải thương

  • bởi

Phật dạy:

• Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

• Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

• Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

• Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

• Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp mới được tự tại.

• Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn.

• Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

• Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

• Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

• Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

• Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

• Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.

• Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó. Tình yêu không nợ chúng ta điều gì, nên đừng đổ tội cho nó.

Yêu cũng phải học, tình yêu là phải biết thương

Yêu là hy sinh bởi không có sự hy sinh nào lớn lao và bền bỉ cho bằng hy sinh cho người mình yêu. Yêu là sự hy sinh mà chẳng mong cầu đền đáp.

Trong khi yêu, người ta lãng quên được cả không gian lẫn thời gian. Khi yêu trái tim người ta trở nên bất tử.

Tình yêu là sự bình đẳng, bởi vì chỉ có tình yêu mới xóa tan đi mọi phân biệt về chủng tộc, ngôn ngữ, giai cấp, tuổi tác cùng tất cả những ngăn trở do thói đời bày đặt ra để làm khổ con người.

Tình yêu mà được xây dựng trên nền tảng của sự vị kỷ, của sự lợi dụng, của sự thỏa mãn nhục dục, thì tình yêu ấy không có sức sống, không có thật.

Đó chỉ là sự trá hình. Vì khi yêu thương thật lòng một ai đó thì ta sẽ không bao giờ để cho họ khổ, chứ nói gì muốn làm cho họ khổ.

Theo lời Phật dạy về tình yêu thường hay đề cập đến 4 chất liệu chính của tình yêu chân thật là từ, bi, hỷ, xà.

Từ (maitri) là sự hiến tặng những gì đem tới giá trị hạnh phúc cho người mà họ yêu thương.

Bi (karuna) là sự chia sẻ những nỗi buồn hay những nỗi đau khổ của họ.

Hỷ (mudita) là sự nâng đỡ và khuyến khích những ước muốn của nhau.

Xả (upeksha) là sự khoan dung và bỏ qua được những thiếu sót hay lỗi lầm của người mình yêu thương.

Nếu tổng hợp được cả 4 khả năng này thì tình yêu có thể đạt đến mức không biên giới, có thể yêu thương nhau mà không cần điều kiện gì cả và gọi là tứ vô lượng tâm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by excelketoan.net DMCA.com Protection Status