Chuyển tới nội dung

Sống trên đời chớ phạm phải điều này kẻo lãnh nghiệp chướng

  • bởi

Hành động và thái độ này không chỉ phá hủy phúc đức của bạn mà còn khiến bạn phải lãnh nghiệp quả về sau.

Người hay coi thường người khác sẽ phải gánh nghiệp tham, sân, si

Cổ nhân có câu: “Tử phi ngư, an tri ngư lạc” (Không phải cá, làm sao biết niềm vui của cá).

Mỗi người chúng ta là là một cá thể khác nhau, mang trong mình một bản ngã riêng biệt. Cuộc sống của bạn thế nào, chỉ có bạn là người rõ nhất.

Vì không thể hiểu tường tận về cuộc đời của người khác, nên chúng ta không có quyền coi thường bất kỳ ai.

Bàn về việc này, đạo Phật cũng cho rằng: Coi thường người khác chính là tham, sân, si.

Theo quan điểm của đạo Phật, coi thường người khác là một việc làm ác. Những người mang theo thái độ và hành động này thường tự đặt mình ở vị thế cao hơn, tự cho mình cái quyền để chà đạp, nhạo báng kẻ yếu thế.

Việc làm ấy sẽ khiến nhiều người tạo nghiệp, làm ác, sau này khó tránh khỏi quả báo.

Song tren doi cho pham phai dieu nay keo lanh nghiep chuong
“Không phải cá, làm sao biết được niềm vui của cá”? (Tranh minh họa: Nguồn Baidu). 

Học cách trân trọng chính là lưu lại cho mình một đường lui nhân đức

Nếu như bạn sở hữu gia tài bạc triệu, làm ơn đừng xem thương những người hành khất, cũng đừng coi nhẹ những người bán hàng rong.

Bởi người xưa có câu: “Làm người nên lưu lại cho mình một đường lui, sau này gặp lại nhau còn dễ bề ăn nói”.

Nếu bạn tìm được một người yêu có thể giúp đỡ mình, đừng đi kể xấu, hạ bệ người tình cũ. Mặc dù giờ đây giữa bạn và họ không còn tình nghĩa, nhưng đó vẫn là một đoạn đường đời mà bạn không thể chối bỏ.

Nhờ có những người cũ đi ngang qua cuộc đời trước kia, bạn mới có thể tìm được một nửa phù hợp với mình ở hiện tại.

Nếu như gia đình bạn viên mãn hạnh phúc, đừng chê cười những người sống trong cảnh ly dị, càng chớ nên coi thường những người vấp ngã sau một cuộc hôn nhân bất hạnh.

Chúng ta vốn không nên xát muối vào vết thương của người khác, bởi mỗi người đều có lựa chọn cho riêng mình.

Nếu bữa cơm của bạn mỗi ngày thịt cá ê hề, đừng dè bỉu những món ăn bán ngoài vỉa hè, cũng không cần hùa theo tâm lý đám đông mà đổ xô đi tìm sơn hào hải vị.

Sống ở trên đời chớ nên lúc nào cũng tính toàn chi ly, có đôi khi thua thiệt lại chính là phúc phần.

Nếu cha mẹ bạn còn khỏe mạnh, con cái trai gái đủ bề, hãy quan tâm nhiều hơn tới những đứa trẻ không còn cha mẹ, chiếu cố nhiều hơn tới những cụ ông, cụ bà neo đơn.

Mỗi trái tim đều vì ai đó mà thương nhớ bận lòng, mỗi con người đều đeo sau lưng những chua xót khó có thể nói thành lời.

Người lang thang ăn mặc rách rưới ngoài kia, hay những công nhân đứng bên lề đường vội vàng ăn cơm hộp, hoặc những người bán hàng rong luôn đi sớm về khuya…

Họ ngày ngày phải đối mặt với vô số ánh mắt khinh bỉ, ngày ngày phải chịu đựng với thái độ xa lánh, xua đuổi của người đi đường.

Nhưng ít ai biết rằng, những con người ấy vẫn đang gồng gánh trên lưng vô số nỗi thống khổ hay đeo trên mình vài món nợ lớn nhỏ đầy nặng nề.

Họ vật vã mưu sinh ở nơi phố thị đầy rẫy khó khăn, dè bỉu, từng ngày mong chờ một cuộc sống đủ đầy, ấm êm.

Nào ai biết được, rất có thể là ngày mai, ngày kia, hay những ngày sau đó, họ cũng sẽ hiên ngang bước đi giữa cuộc đời, tỏa sáng giữa đám đông tấp nập.

Những con người chẳng ai nhớ mặt đặt tên ấy đang ngày ngày dùng những giọt mồ hôi của mình để đối lấy thứ hạnh phúc thuộc về họ.

Họ nhỏ bé nhưng vĩ đại vô cùng. Bởi chính họ đã mang đến hơi thở sinh khí cho vô số những thành thị ngột ngạt.

Vậy nên, sống ở trên đời đừng bao giờ coi thường người khác. Bởi chúng ta không phải là họ, không sống cuộc đời của họ, nên ta không có quyền phán xét, càng không có quyền coi thường.

Học cách xem trọng mọi người là bớt đi nghiệp tham, sân, si. Hành xử khiêm tốn, cư xử lễ độ là cách để lưu lại cho tương lai của mình một đường lui nhân đức.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Designed by taichinhvn.com DMCA.com Protection Status