Chuyển tới nội dung

Cuộc đời này chỉ là cõi tạm, vậy nên ta đừng mãi u mê

  • bởi
Đời chỉ là tạm…nên ta đừng mơ mãi.
Cát bụi nào…rồi cũng phải hóa thân.
Khi chúng ta…đã hết duyên cõi trần.
Sẽ trả lại…tấm thân cho cát bụi.

Cuộc đời là giấc mộng dài, tất cả chỉ là hư không

Nhắc đến Phật giáo, ta không thể không nhắc đến câu nói rất nổi tiếng: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc.; sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Nghĩa là sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc. Chỉ một câu nói đơn giản và ngắn gọn này thôi, một người thường khó có thể lý giải được hàm nghĩa sâu xa của nó. Sắc rồi lại không, không rồi lại sắc; sắc sắc không không quả là khiến cho rất nhiều người đau đầu cho rằng lý luận của Phật giáo chỉ mang tính trừu tượng thậm chí là mơ hồ.

Tôi có duyên đi vào con đường Phật cũng chỉ vì muốn hiểu được câu nói sắc sắc không không này. Tất nhiên, vì hàm nghĩa sâu xa của nó, tôi không thể lý giải hết được, bởi tâm của mỗi người một khác, cảnh của mỗi người mỗi khác, tùy theo trí tuệ và hoàn cảnh của mỗi người mà có sự lý giải theo những tầng nghĩa cao thấp khác nhau. Tôi xin mạn phép trình bày theo cách hiểu của cá nhân tôi.

Trước tiên ta làm rõ sắc là gì? Sắc có thể hiểu được là tất cả những thứ hữu hình, vật chất hoặc cảnh trước mắt. Sắc vốn dĩ không có thiện ác, tốt xấu, nhưng khi tâm ta đối với sắc thì mới sinh ra phân biệt có thiện ác tốt xấu. Lấy ví dụ khi nhìn vào một viên đá vô tri vô giác bên bờ suối, có người cảm thấy nó đẹp, nhưng cũng có người cảm thấy nó xấu, cùng là một viên đá tại sao hai người khác nhau lại cảm nhận khác nhau? Vậy thì viên đá tự thân nó không có đẹp xấu, mà đẹp xấu lại ở tâm phân biệt của mỗi người.

Lại lấy thêm một ví dụ khác, cùng là một bức tranh đầy đủ sắc màu, người thường nhìn thấy nó thì cảm thấy rực rỡ tươi sáng, người đeo kính đen thì lại nhìn thấy nó u tối, người bị mù màu thì cảm thấy nó đơn điệu với những mảng màu đen và trắng, người mắt sáng thì cho là có bức tranh, người mắt mù thì cho bức tranh chẳng tồn tại.
Qua hai ví dụ trên, ta thấy được điều gì? Con người vì có cái tâm phân biệt và tâm cố chấp nên cứ cho rằng những gì mình tận mắt thấy là sự thật tuyệt đối mà không biết rằng nó chỉ là “không”, là hư giả. Giống như người lạc nơi hoang mạc, thấy cảnh phía trước là hồ nước mà cứ bạt mạng đi tới, chẳng biết cảnh đó chỉ ảo ảnh, chẳng biết rằng mình đang đi sai con đường, càng đi càng đưa mình tới chỗ chết.

Hẳn có rất nhiều người từng nghe câu nói “Cuộc đời như (là) một giấc mộng dài.”

Kết quả hình ảnh cho cảnh thần tiên

Quả thật như vậy, cuộc đời là giấc mộng dài khó tỉnh nhất. Tại sao vậy? Đó là bởi vì những kiến chấp, những tham đắm khiến ta khó tỉnh được. Mọi khổ khổ đau trong cuộc đời cũng đều từ cái tâm phân biệt và cái tâm cố chấp mà sinh ra.

Có lần tôi mơ thấy một đám người cầm gậy đuổi đánh tôi, chúng dồn tôi tới vách núi, phía dưới là biển sâu. Tôi sợ hãi dồn hết sức mình chạy thật nhanh, cuối cùng cùng bị dồn tới vách núi, cực chẳng đã tôi phải nhảy xuống. Khi chìm xuống dưới biển sâu, tôi nhịn thở, có gắng ngoi lên trên mặt nước nhưng tôi chẳng thể nhịn được mãi, tôi không còn giữ được lá phổi của mình ngừng hô hấp, tôi bắt đầu thở. Lúc này tôi mới nhận ra mình vẫn thở được bình thường, nước không tràn vào phổi và rồi tôi giật mình tỉnh giấc. Đó hoàn toàn chỉ là một cơn ác mộng. Khi tỉnh giấc, tôi nhận ra tất cả những gì trong giấc mơ của tôi chỉ là hư ảo, vậy mà trong giấc mơ tôi chấp nó là thật, nó khiến tôi phải sợ hãi, phải gồng mình dốc sức, phải nhịn thở … nguyên do chỉ vì cái tâm tôi chấp chúng là thật.

Tất cả những giấc mộng ta thấy khi nằm ngủ chỉ là giấc mộng nhỏ trong một giấc mộng lớn mà chúng ta chưa tỉnh và cũng chưa phát giác ra. Một khi chúng ta đã tỉnh giấc mộng lớn rồi, thì mọi cảnh vật như nhật nguyệt, núi sông, nhà cửa…, mọi buồn vui, sướng khổ trong cuộc đời tất cả chỉ là không. Tất cả chỉ là hư ảo, tất cả chỉ do tâm của ta sinh ra và chỉ có tâm là có thực. Do đó Phật giáo mới có câu: “vạn pháp giai không”, “vạn pháp duy thức”, “vạn pháp duy tâm tạo”, có nghĩa là mọi thứ từ vật chất cho tới tinh thần đều là giả, duy chỉ có tâm là thực, mọi thứ đều do tâm tạo ra.

Kết quả hình ảnh cho cõi tạm

Dù đời chỉ là cõi tạm nhưng mong sao tình yêu người với người vẫn đầy, vẫn thực như bài thơ “ Đời là cõi tạm ”:

Đời chỉ là cõi tạm

Anh tình cờ trú chân

Em tình cờ lạc lối

Mây cuốn trời phù vân.

Tình cờ thôi em biết

Giọt nước mắt đêm ngàn

Tình cờ và da diết

Nỗi nhớ đầy đêm hoang.

Đời chỉ là cõi tạm

Gặp nhau rồi chia phôi

Nẻo về dâng lam khói

Bạc lòng chiều sương trôi.

Đời chỉ là cõi tạm

Thực, mộng đều hư vô

Nặng lòng mang duyên nợ

Đá say tình ngây ngô.

Đời chỉ là cõi tạm

Nước mắt ngày biệt ly

Rơi ngập vàng bụi thắm

Dấu xa mờ thiên di.

Đời chỉ là cõi tạm

Mà tình yêu vẫn đầy

Xin tình anh ấm lại

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Operated by petcareio.com DMCA.com Protection Status