Chuyển tới nội dung

Thiền sư dạy cách buông bỏ muộn phiền và chuyển hóa nỗi buồn thành hạnh phúc

  • bởi

Đôi khi người ta gặp chuyện đau lòng cần buông bỏ, nhưng có khi, nên tìm cách chuyển hó nỗi buồn đó thành hạnh phúc khác tốt đẹp hơn.

Hãy cùng đọc câu chuyện sau:
Ngôi chùa nọ có một thiền sư nổi tiếng đức cao vọng trọng. Một hôm, có một người tiều tụy buồn bã đến tìm nhà sư và hỏi:

– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Sau một lát, nhà sư đưa cho người ấy một cốc nước và bảo hãy cầm nó, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay làm người này bị phỏng, người này buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

– Đau rồi tự khắc sẽ buông!.

Vấn đề là tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông.

Hôm sau, một người khác dáng vẻ sầu não không kém người đầu tiên tìm đến nhà sư và nói:

– Bạch thầy, con muốn buông xuôi đi vài thứ nhưng sao do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.

Nhà sư đưa người đó một cái tách và bảo cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.

Người đó nóng quá nhưng vẫn không buông tay, mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!

Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.

Nỗi buồn hay phiền muộn là một thuộc tính cảm xúc cơ bản của con người. Hiểu theo từ ngữ Phật học chuyên môn thì buồn chính là não: là cảm xúc man mác, bực dọc, khó chịu… của chúng ta mỗi khi gặp khó khăn, thất bại hay không đạt được những điều như ý muốn trong cuộc sống. Và như cổ nhân đã từng nói, đã là con người ai ai cũng không thể tránh khỏi “Một thời buồn đau”.

Trạng thái cảm xúc buồn vốn dĩ là một hạt giống có sẵn và cần thiết đối với con người. Bởi vì buồn chính là biểu hiện của sự sống. Con người biết buồn là con người có nhận thức, có phản ứng tích cực trước những tác động của cuộc sống. Trên thực tế, cũng có những trường hợp vì buồn mà một người có thêm ý chí và sức mạnh để làm việc, học tập và đạt được thành công ngoài mong đợi. Tuy nhiên, những hiện tượng đó có tỉ lệ rất thấp. Phần đa khi chúng ta gặp chuyện buồn đều trở nên yếu đuối, mù quáng và thậm chí có những hành động dại dột như không thiết tha làm việc, bỏ bê nhà cửa, không chăm sóc bản thân, sa đọa vào các tệ nạn đẫn đến ốm đau bệnh tật và thậm chí là kết liễu mạng sống của mình mà ít ai nghĩ đến chuyện làm thế nào để chuyển hóa nỗi buồn đó.

Suy ngẫm:

Khi tất cả đã mất thì phía trước vẫn còn.

Mỗi người sinh ra đều có những mối quan hệ xã hội khác nhau nên sẽ đều có những nỗi niềm riêng buồn vui xen lẫn. Nhưng, khi hễ gặp vấn đề phiền não, đa phần ai cũng xem nỗi khổ của mình là lớn nhất và cứ suy nghĩ về nó làm cho nỗi khổ ấy càng ngày càng tăng thêm nhưng họ không biết rằng, khi mình đau khổ là mình đang nghĩ cho mình quá nhiều, đó phải chăng là sự ích kỷ.

Khi phiền não, nếu bạn có thể thay đổi thái độ, thoát khỏi cái tôi của mình, có thể nhìn những cảnh đời bất hạnh khác, biết trân quý thương yêu những người thân còn lại bên mình và nhìn về phía trước… bạn sẽ thấy cuộc đời còn rất nhiều ý nghĩa.

Trái tim từ bi, yêu thương luôn nghĩ về người khác sẽ giúp bạn chuyển hóa nỗi đau thành hạnh phúc và như vậy, bạn sẽ không bỏ lỡ những điều tốt đẹp đang chờ đợi mình…

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Managed by tamdaibi.com DMCA.com Protection Status