Chuyển tới nội dung

Tội ác tày đình của bạo chúa làm suy vong vương quốc Thổ Phồn

  • bởi

Thổ Phồn (Tufan) là một vương quốc từng thống trị Tây Tạng, khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX. Sự sụp đổ của vương quốc này gắn liền với những tội ác của Glang dar-ma (Lãng Đạt Mã) – vị vua cuối cùng.Theo sử Trung Hoa, sau khi vua Ralpacan (Tán Phổ) băng hà, anh trai ông là Glang dar-ma nối ngôi. Trái ngược với người em mến mộ Phật giáo, Glang dar-ma đã đảo ngược chính sách, thực hiện cuộc đàn áp Phật giáo toàn diện, đấy đất nước đến sự hỗn loạn.Tương truyền Glang dar-ma là kẻ nghiện rượu và ưa săn bắn. Ông đã ép buộc các nhà sư Phật giáo uống rượu và tham gia các cuộc săn bắn, những điều cấm trong giới luật Phật.Không dừng lại ở đó, Glang dar-ma còn ra lệnh phải thay thế các bức tranh treo tường và đồ tạo tác quý giá bằng tranh vẽ các tăng nhân uống rượu trong các đền chùa để làm hoen ố danh tiếng của Phật giáo. Ông cũng cho đóng đinh vào các tượng Phật và buộc dây vào cổ các bức tượng rồi kéo xuống sông.Các tư viện và Phật tự đã bị đóng cửa. Những ngôi chùa quan trọng bậc nhất của Thổ Phồn là Đại Chiêu tự (Jokhang) bị biến thành thành lò giết mổ và Tiểu Chiêu tự (Ramoche) thành chuồng bò.Không nhân nhượng với sự chống đối, Glang dar-ma đã giết hại dã man những từ chối nghe theo mình, trong đó có rất nhiều bậc cao tăng.Sau khi Glang dar-ma lên nắm quyền, vương quốc Thổ Phồn đã liên tiếp gánh chịu những tai họa khủng khiếp như động đất, sạt lở đất bệnh dịch bùng phát. Dân gian đồn rằng đây là quả báo cho những tội ác của bạo chúa này.Glang dar-ma đã chết bất thường vào năm 842. Theo các sử gia sau này, ông đã bị những người ủng hộ Phật giáo ám sát. Sau đó các con ông (những người cùng cha khác mẹ) và các quý tộc trở thành những thế lực cát cứ chia cắt đất nước.Năm 851, các vùng đất Thổ Phồn chiếm của nhà Đường thời kỳ loạn An Sử bị nhà Đường lấy lại. Năm 877, những cuộc nổi loạn làm cho hoàng tộc thất tán. Thổ Phồn diệt vong, các vùng lãnh thổ dần bị sáp nhập vào Trung Hoa.Sau cơn hoạn nạn dưới thời Glang dar-ma, Phật giáo ở Tây Tạng đã hồi sinh mạnh mẽ và trở thành tôn giáo chủ đạo ở vùng dất này cho đến nay.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by caychumngayvn.com

DMCA.com Protection Status