Chuyển tới nội dung

6 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn chức năng thận ai cũng nên “thuộc lòng”

  • bởi

Để hạn chế rủi ro cho sức khỏe, các bác sĩ đã tìm ra 6 dấu hiệu cơ bản nhất để mọi người có thể theo dõi và tự phát hiện bệnh. Nếu gặp, bạn nên đi khám thận càng sớm càng tốt.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người, không chỉ chịu trách nhiệm trong việc bài tiết các chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể, mà còn điều chỉnh huyết áp và cân bằng môi trường cơ thể.

Ngoài ra, thận còn có chức năng và vai trò quan trọng trong việc tác động đến máu và xương. Người mắc bệnh thận không chỉ có thể gây suy thận và nhiễm độc niệu, mà còn dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, bệnh gút và một loạt các bệnh nghiêm trọng khác.

Tuy nhiên, bệnh thận không có nhiều dấu hiệu rõ ràng giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh, vì thế khi bệnh đã nặng mới phát hiện ra thường đã quá muộn. Khi xuất hiện 1 trong 6 dấu hiệu này, bạn nên đi khám thận càng sớm càng tốt.

1. Phù nề

Buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn cảm thấy mí mắt nặng, mặt, ngón tay hoặc chân bị sưng lên. Khi ấn ngón tay vào chỗ sưng thấy hơi phồng như mọng nước. Nếu không phải do bị tác động bởi nguyên nhân bên ngoài, khi cơ thể bị phù nề, trữ nước thì nên kiểm tra thận.

2. Tiểu đêm bất thường

Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt, khi bạn phát hiện màu nước tiểu thay đổi bất thường, đi tiểu đêm nhiều hơn, lượng nước tiểu, bọt nước tiểu nhiều hơn là lúc bạn nên nghi ngờ về chức năng thận của mình.

Ngoài ra, khi nước tiểu có màu đục hoặc nâu tối, màu như nước đậu nành mà kéo dài trong nhiều ngày thì phải kiểm tra thận ngay lập tức.

3. Đau đột ngột, chán ăn

Khi bỗng nhiên bạn bị đau lưng hoặc nôn mửa, có triệu chứng được gọi là “cơn đau quặn thắt” thì có thể là dấu hiệu của sỏi trong bể thận hoặc niệu quản.

Khi đau lưng kèm theo sốt, đau vùng thận, tăng bạch cầu trong nước tiểu, có biểu hiện vi khuẩn trong nước tiểu tăng thì nên vào viện khám sớm.

Trong trường hợp bạn cảm thấy ăn không ngon, chán ăn, không muốn ăn cả những món trước đó rất thích thì cũng là dấu hiệu đáng để theo dõi thêm.

4. Thiếu máu

Trong trường hợp thiếu máu, hoặc bị đau khớp, đau cơ, axit uric tăng, đôi khi biểu hiện như đau khớp không rõ nguyên nhân cũng được xem là vấn đề liên quan đến bệnh thận.

5. Tiểu máu

Đi tiểu ra máu có thể là triệu chứng xuất phát do chấn thương cầu thận, ống thận hoặc tiểu đường. Khi lượng máu xuất hiện nhiều, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn nên cẩn trọng và khám sớm.

6. Lượng nước tiểu không bình thường

Khi xuất hiện dấu hiệu mót tiểu, tiểu gấp, tiểu đau, buồn đi tiểu nhưng không có nước tiểu, tiểu đêm nhiều, đều được xem là thận có vấn đề.

Thông thường, người khỏe mạnh đi tiểu mỗi ngày khoảng 1,5 lít nước tiểu, trung bình đi từ 4-8 lần/ngày.

Ở người trưởng thành nếu mỗi 24 tiếng bài tiết ra 400ml nước tiểu được xem là tiểu ít, ít hơn 100ml gọi là không tiểu, lượng tiểu quá 750ml buổi đêm bị xem là bệnh tiểu đêm.

Các triệu chứng khác của bệnh thận là khuôn mặt và thần thái bơ phờ, chán ăn, mệt mỏi chân tay mềm nhũn thiếu sức sống, xanh xao.

Việc kiểm tra định kỳ chức năng thận là rất quan trọng, do dấu hiệu đơn giản dễ bị bỏ qua nên nhiều trường hợp khi được khám thì bệnh đã phát triển thành suy thận.

*Theo CQTimes

Theo Trí Thức Trẻ/soha.vn

3.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by 4funlanguage.com

DMCA.com Protection Status