Chuyển tới nội dung

Con người một khi đã tu được cái miệng thì lo gì phúc đức không đầy

  • bởi

Con người sống trên đời, mỗi lời nói ra dù vô tình hay cố ý đều có thể làm tổn thương ai đó, tạo nghiệp khó vãn hồi. Bởi vậy, cần chú trọng tu khẩu đức, kiểm soát cho tốt cái miệng của chính mình.

Con người một khi đã tu được cái miệng của mình rồi thì sẽ xuất hiện “phong sinh thủy khởi”. (Ảnh: Internet)

Có một câu chuyện về người nghệ sĩ nổi tiếng xưa được lưu truyền rộng khắp như thế này:

Có một nghệ sỹ với khả năng biểu diễn tài ba, được mọi người ở khắp nơi ca ngợi. Tiếng lành cứ thế được đồn đi xa, khiến cho không một ai là không mến mộ tài năng, đức hạnh của ông.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ có một phóng viên ở một tòa soạn nhỏ lại làm theo cách ngược lại, đó là cố tình khiêu khích ông. Phóng viên ấy muốn dựa vào cách này để bản thân được nổi tiếng. Nhưng, cho dù là anh ta có nhục mạ nghệ sĩ ấy như thế nào đi nữa thì vị ấy vẫn một mực không quan tâm.

Phóng viên này đã viết ra nhiều bài báo bịa đặt, nói xấu người nghệ sĩ ấy, khiến cho tất cả người thân, bạn bè ở xung quanh ông không thể chấp nhận được, nhưng riêng bản thân ông vẫn một mực nhẫn nại chịu đựng một cách bình thản. Không những thế, người nghệ sĩ ấy còn thuyết phục mọi người rằng: “Đừng quan tâm, để ý đến anh ta!”.

Mấy năm sau, người phóng viên kia thất nghiệp và trở nên nghèo khó, chán nản với cuộc đời, vay mượn tiền ở khắp nơi mà không được. Đã thế, anh ta lại nổi tiếng là người bịa đặt vì vậy mà xin việc ở đâu cũng không ai nhận.

Một ngày, anh ta gặp người nghệ sĩ kia. Nghệ sĩ nhìn thấy bộ dạng của anh ta, liền hỏi: “Cậu có chuyện gì mà trở thành như thế này?”.

Người phóng viên này bấy giờ mới xấu hổ mà xin lỗi vị nghệ sĩ về những việc mà anh ta đã làm, đồng thời cũng kể lại cuộc sống túng thiếu hiện tại của bản thân mình. Nghệ sĩ liền lấy ra một số tiền tặng lại cho anh ta coi như một khoản giúp đỡ.

Về sau này, nghệ sĩ đó luôn dạy bảo người nhà và mọi người rằng nhất định phải chú ý đến “khẩu đức”. Ông nói: “Miệng phải tích đức, không được tạo nghiệp. Hơn nữa cái miệng phải luôn nhường nhịn người khác, bởi vì cái miệng mà nhường nhịn được người khác thì cả đời sẽ được bình an. Một khi nghe thấy lời ác thì đừng đáp trả, nghe thấy những lời cay nghiệt thì đừng lưu lại bên tai là được!”.

Quả thực, tu cái miệng, tránh tạo nghiệp luôn là điều mà cổ nhân thường hay dạy bảo con cháu. Nhưng học được việc tu khẩu, hẳn là phải bắt nguồn từ việc tu dưỡng đạo đức, tâm tính của mình. Bởi vì, một người có tâm tính tốt, coi trọng đạo đức sẽ tự biết kiểm soát bản thân, không nói những lời lộng ngữ thị phi, làm tổn thương người khác.

Kỳ thực, suy cho cùng thì hết thảy tài phú, danh dự, địa vị trong cuộc đời mỗi người đều là những thứ ở bên ngoài của con người. Đức hạnh mới là gốc rễ của con người, chỉ có đức dày mới nâng đỡ được vạn vật. Dù là ở thời nào thì những lời dạy bảo này thật hết sức đúng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by top10congty.com

DMCA.com Protection Status