Chuyển tới nội dung

Con người muốn thoát khỏi sự nghèo túng hãy học ngay 5 điều đức Phật dạy

  • bởi
Đời ai cũng muốn mình giàu có, không ai muốn rơi vào cảnh nghèo túng, khó khăn về vật chất. Nhưng không phải muốn là được bởi sự giàu nghèo đều có nguyên nhân của nó cả.

Nhiều người thắc mắc vì sao vẫn làm lụng vất vả mà cũng nghèo hoài. Trong khi những người không làm nhiều lại có của để xài? Và làm sao để thoát nghèo, cải thiện cuộc sống? Vâng, câu trả lời qua bài viết Thoát khỏi sự nghèo túng hãy học 5 điều Đức Phật dạy.

1. Nguyên nhân của sự nghèo túng

Kết quả hình ảnh cho vì sao nghèo túng phậtCó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nghèo túng. Nhưng chung quy lại theo lời Đức Phật dạy trong kinh Nhân Quả thì do kiếp trước chúng ta không biết bố thí mà còn bỏn xẻn, tham lam và ăn cắp nên kiếp này phải nhận nhân xấu đó là sự nghèo túng. Đó cũng là lời giải thích vì sao làm việc nhiều mà không thể giàu được. Đây là câu trả lời đối với những người có ý chí làm ăn mà bị túng thiếu. Còn với những người thiếu ý chí, lười biếng, ham chơi và phung phí thì nghèo túng là điều tất nhiên trong cuộc sống/

2. Tác hại của cái nghèo

Nghèo là khi không có đủ vật chất để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hằng ngày như: ăn uống, ngủ nghỉ, chi tiêu. Và không có đủ sức để lo cho người thân bên cạnh. Thiếu trước hụt sau, làm bữa nào ăn bữa nấy, lấy đầu này đắp đầu kia để sống cho qua ngày đó là biểu hiện của sự nghèo túng.

Đức Phật luôn khuyên chúng ta: Thiểu dục tri túc, biết đủ vừa phải và có chừng mực nhưng Đức Phật không bao giờ ủng hộ sự nghèo khó trong cuộc sống. Trong kinh Phật có nói: “Nghèo khó là một sự đau khổ trong cuộc đời đối với người tại gia”. Ngài cũng đã từng dạy: “Buồn đau trong cuộc đời là nghèo khó và nợ nần”. “Mặc dù chư Tăng nên ít ham muốn và biết vừa đủ, nhưng sự nghèo khó cũng không bao giờ được khuyến khích ngay cả đối với chư Tăng”. Vì sao? Nghèo khó sẽ gây ra nhiều hệ lụy như:
Buồn rầu, than thân trách phận và không tin vào nhân quả

Bất chấp làm mọi việc không kể đúng sai để đạt được sự giàu có. Như câu nói “ Bần cùng sinh đạo tặc”

Không có tinh thần để học đạo và suy nghĩ sáng suốt về hành động của mình làm

Gây ra tệ nạn cho xã hội và khiến gia đình lo lắng

Không lo được cho người thân và làm trọn bổn phẩn của gia đình và xã hội

3. Năm điều Đức Phật dạy để thoát khỏi sự nghèo khó

Kết quả hình ảnh cho buddha painting

Trên mặt xã hội, có rất nhiều cách để làm giàu. Đức Phật cũng dạy chúng ta cách thoát nghèo làm giàu nhưng năm điều này đựa trên cơ sở đạo đức làm gốc. Người không dạy chúng ta cách mánh mung, lừa gạt hay chiêu thức làm giàu mà bất chấp hậu quả. Mà Đức Phật sẽ dạy chúng ta cách thoát cảnh nghèo túng bằng sự nỗ lực ở tự thân chúng ta. Đó là cách thoát nghèo đúng chánh pháp vừa giúp chúng ta chuyển nghiệp ở hiện tại, vừa mang đến hiệu quả thiết thực lâu dài. Năm điều đó là:

Phải có ý chí và siêng năng

Một người có ý chí và siêng năng, biết vượt qua mọi khó khăn không nản lòng thì sẽ đi đến mục tiêu. Đã không ít những tấm gương vượt khó và thành công bởi họ hội tụ hai phẩm chất này. Đức Phật chúng ta là một ví dụ điển hình cho một ý chí vững vàng và sự cần mẫn phi thường để đạt được quả vị tối thượng. Cũng vậy, nếu muốn làm giàu và thoát nghèo thì chúng ta phải siêng năng làm việc, mạnh mẽ kiên cường để vượt qua những thử thách chướng duyên thì sẽ đạt được như lòng mong cầu.

Sự lười nhác, không làm việc sẽ không bao giờ dẫn đến sự giàu có hoặc thoát nghèo được. Trong kinh có viết: “Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: ‘quá lạnh’, không làm việc;‘quá nóng’, không làm việc; ‘quá trễ’, không làm việc; ‘quá sớm’, không làm việc; ‘tôi đói quá’, không làm việc; ‘tôi quá no’, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không gây dựng được, tài sản đã có bị tiêu hao. Thế Tôn thuyết giảng như vậy”

Phải biết tiết kiệm

Kết quả hình ảnh cho vì sao nghèo túng phật

Tiết kiệm là cách để giữ được tài sản và sử dụng đúng tài sản mình làm ra, tránh hoang phí. Hoang phí tài sản là nguyên nhân chính khiến chúng ta khó làm giàu và thường bị thiếu hụt trong chi tiêu. Hoang phí cũng là nguyên nhân khiến chúng ta mất đi phước báu về tài sản và dễ đi đến phá sản. Điển hình như trong truyện dân gian Thạch Sùng, chúng ta hẳn vẫn nhớ rõ nhân vật Thạch Sùng khi còn nghèo khổ thì chắt chiêu, dành dụm nhưng khi giàu có thì hoang phí, chơi bời, khoe khoang và cuối cùng lại trở về với cảnh nghèo khó. Và trong xã hội hiện đại cũng không ít những “ Thạch Sùng” như vậy.

Sự lãng phí đã được Đức Phật dạy qua Kinh Trung Bộ về sáu nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh:

Đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản.

Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản.

La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản.

Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản.

Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản.

Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản
giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh, đặc biệt là đau ốm thình lình xảy ra. Nếu không có sự tích trữ của cải, thì một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn rơi vào nợ nần chồng chất.
Có một đoạn kinh ngắn về lời dạy của đức Phật bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho anh nông dân về cách sử dụng đồng tiền mà mình kiếm được như sau:

Nên chia số tiền mình khó khăn có được thành bốn phần, phần đầu dùng để chi tiêu cuộc sống hằng ngày, hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lời, và phần còn lại hoặc dùng tiết kiệm hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích luỹ một phần tư số tiền mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần một phần tư số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống thuận lợi.

Biết bố thí, cúng dường

Theo luật nhân quả, sự trộm cắp, bủn xỉn, ích kỷ, tham lam là nhân đưa đến sự nghèo túng thì ngược lại, để thoát khỏi điều này chúng ta hãy biết bố thí, cúng dường, san sẻ vật chất cho những người nghèo khổ hoặc hộ trì chánh pháp. “Nhân nào quả nấy”. Khi biết ban tặng thì chúng ta sẽ nhận lại mà không mất đi. Sự nhận lại đó có thể do một người khác đưa đến, một hoàn cảnh tốt để công việc chúng ta được tiế triển và có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn.

Hạnh bố thí là hạnh đầu tiên của Sáu ba la mật mà Bồ Tát phải hành trì. Bố thí luôn được Đức Phật khuyên bảo trong hầu hết các bộ Tam tạng giáo điển của Đức Phật. Và giới không trộm cắp lại nằm trong 5 giới cơ bản của người Phật Tử. Điều đó cho thấy Đức Phật đưa ra giới cấm cũng như Pháp bố thí để nhằm giúp chúng ta cải thiện đời sống ở hiện tại, chuyển hóa sự san tham vốn có của con người và hơn nữa là chuyển nghiệp, tạo phước lành ở đời sau.

Tin sâu vào nhân quả

Hình ảnh có liên quan

Luật nhân quả là quy luật của vũ trụ bất di bất dịch. Vì thế tin vào nhân quả chúng ta sẽ có hướng đi đúng đắn, biết làm việc thành và lánh xa việc dữ. Một người có lòng tin vào nhân quả sẽ trở nên mạnh mẽ, sáng suốt để nhìn nhận sự việc và có cách chuyển hóa theo đúng chánh pháp thay vì than thân trách phận hoặc sa vào sự vô minh mà trở nên càng lầm lỗi.
Một người muốn vượt khó càng phải hiểu luật nhân quả là do chúng ta đã gây tạo sự san tham ở quá khứ để phải nhận kết quả nghèo khó như hôm nay. Thấy được như vậy chúng ta càng phải nỗ lực lao động, song song đó là diệt trừ đi nhân xấu đã gây tạo theo đúng chánh pháp. Chắc chắn tương lai không xa, sự nghèo khó sẽ chuyển hóa nhanh chóng.

 Biết thiểu dục tri túc

Nghèo khó một phần do chúng ta không biết kiểm soát nhu cầu của bản thân, quá phúng túng nuông chiều để tiêu tiền như nước và không bao giờ biết điểm dừng. Mỗi người sẽ có cảm nhận về sự nghèo khó khác nhau. Chẳng hạn như với mức lương 3 triệu đồng/ tháng một người sẽ chi tiêu đủ, 1 người thì lại luôn thiếu trước hụt sau. Biết đủ là cách để chúng ta biết điều phối kinh tế của mình sau cho phù hợp để tránh tình trạng nghèo túng do không biết kiểm soát. Ngoài ra biết đủ còn giúp chúng ta không quá bi quan khi rơi vào tình trạng nghèo túng. Khi lạc quan trước hoàn cảnh và có cái nhìn tích cực, chúng ta sẽ có suy nghĩ đúng đắn để tìm hướng khắc phục.

Muốn thoát khỏi sự nghèo túng hãy học theo 5 điều Đức Phật dạy là phương pháp cải thiện sự nghèo khó đúng pháp trên tinh thần của đạo Phật. Trước khi kết thúc, có một câu chuyện liên quan đến vấn đề làm giàu trong kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Vua Munda, phần Trở thành giàu. Kinh có viết lại rằng:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến, sau khi đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika. Này gia chủ, có năm lý do để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?

1/ Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc, hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ nhất để gầy dựng tài sản.

2/ Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ hai để gây dựng tài sản.

3/ Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…..Các tai họa để trở thành trắng tay bị chặn đứng và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. Đây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.

4/ Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn….Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.

5/ Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…..Vị ấy tổ chức cúng dường các vị Sa môn, Bà la môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báo vô lượng ở cõi người, cõi trời. Đây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.”

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by ketoantruong.com DMCA.com Protection Status