Chuyển tới nội dung

Đừng bỏ qua các dấu hiệu này trước khi cơn đột quỵ xảy ra, nó có thể cứu sống một mạng người

  • bởi

Việc nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ là việc cực kỳ quan trọng với mỗi người. Đột qụy (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn tật ở người trưởng thành và là bệnh gây tử vong chỉ xếp sau ung thư và tim mạch. Nguyên nhân gây ra đột quỵ khi dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn một cách đột ngột.

Có 2 loại đột quỵ chính: nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ nhồi máu não phổ biến hơn và thường bị gây ra bởi sự một thu hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch não, khiến cho dòng máu bị giảm đột ngột. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối. Đột quỵ xuất huyết ít phổ biến hơn và xảy ra khi có mạch máu não bị vỡ và xuất huyết máu trong não.

Vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sắp đột quỵ rất là quan trọng trong việc làm giảm các nguy cơ phá hủy não bộ nghiêm trọng và các biến chứng. Điều này giúp giảm nguy cơ tử vong và tăng cơ hội phục hồi sau đột quỵ.

Những triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ có thể khác nhau tùy từng người vì còn dựa vào đó là loại đột quỵ gì, phần nào trong não bị ảnh hưởng và phạm vi bị phá hủy. Tuy nhiên chúng đều có xu hướng bắt đầu rất đột ngột. Dấu hiệu cảnh báo thông thường nhất khi sắp đột quỵ là:

  • Tê liệt tay, chân hay mặt, đặc biệt là chỉ bị ở 1 bên cơ thể.
  • Đi không vững, mất thăng bằng và khả năng phối hợp.
  • Nói không rõ và không hiểu những người khác đang nói gì.

Để có thể nhận biết được ác dấu hiệu sắp đột quỵ, hãy nhớ cụm từ viết tắt sau nhé ”M.T.N.T” :

Mặt: Hãy yêu cầu người bạn đang nghi ngờ sắp đột quỵ cười và kiểm tra xem có phải một bên mặt của họ bị chùng xuống hơn không.

Tay: Hãy yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên và kiểm tra xem một trong hai tay có bị yếu không.

Nói: Hãy yêu cầu người đó lặp lại những câu nói đơn giản và kiểm tra xem có bị lắp bắp không.

Thời gian: Hãy đếm từng phút. Nếu bạn quan sát thấy một trong những dấu hiệu này, hãy gọi cứu thương ngay lập tức. Hơn nữa, việc điều trị đột quỵ chỉ hiệu quả được thực hiện kịp thời trong khoảng từ 3 đến 4 tiếng kể từ lúc phát hiện ra các triệu chứng.

  • Giảm thị lực một hoặc cả hai mắt
  • Đột nhiên thấy đau đầu mà không rõ nguyên nhân
  • Choáng váng
  • Liệt hoàn toàn

Hãy nhớ rằng đột quỵ xảy ra khá nhanh và những triệu chứng đến rất đột ngột. Vì vậy, nếu bạn có một hoặc hai biểu hiện trên lâu hơn khoảng vài phút thì đừng đợi để những triệu chứng đó nhiều hơn nữa. Hãy tìm ngay cơ sở y tế để có điều trị ngay kịp thời.

Và tốt hơn là bạn nên gọi ngay xe cứu thương hoặc nhờ ai đó chở bạn đến bệnh viện thay vì tự lái xe. Bởi trên xe cứu thương, người của cơ sở y tế có thể bắt đầu thực hiện những biện pháp cứu hộ tạm thời luôn để bảo vệ tính mạng cho bạn.

Đừng trì hoãn việc đến bệnh viện kể cả khi những triệu chứng đó chỉ xảy ra trong chốc lát và có thể biến mất. Những triệu chứng ngắn, thoáng qua này được gọi là sự thiếu máu nhất thời (TIA) nhưng sau đó có thể khiến bạn lâm vào tình trạng nguy hiểm hơn với cơn đột quỵ trong tương lai.

Những nhầm lẫn giữa dấu hiệu đột quỵ và chứng đau nửa đầu

Đôi lúc, đột quỵ hay triệu chứng thiếu máu tạm thời hay bị hiểu nhầm với những triệu chứng của chứng đau nửa đầu. Trong trường hợp đó, bạn hãy nhớ:

  • Triệu chứng của đột quỵ và thiếu máu tạm thời (TIA) thường xảy ra đột ngột, trong khi những triệu chứng đau nửa đầu lại phát triển từ từ và kéo dài rồi sau đó nặng dần.
  • Triệu chứng đau nửa đầu thường kèm các dấu hiệu “tích cực” như: nhìn thấy đèn nhấp nháy hay các hình dạng zig-zag.Mặt khác, đột quỵ hoặc các triệu chứng của TIA thường bắt đầu với triệu chứng “tiêu cực” như mất thị giác, thính giác, cảm giác hay khả năng vận động.

Các yếu tố dẫn tới đột quỵ:

Mặc dù đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào, nhưng những tác nhân sau sẽ khiến rủi ro đột quỵ xảy ra với bạn cao hơn:

  • Ở độ tuổi 55 hoặc hơn
  • Cao huyết áp
  • Hút thuốc
  • Bệnh tiểu đường
  • Các tình trạng khác như bệnh tim, rung tâm nhĩ và các bệnh gây rối loạn máu
  • Chứng đau nửa đầu hoặc những triệu chứng rối loạn thị giác
  • Các bệnh di truyền

Để giúp ngăn chặn và trì hoãn khả năng bị đột quỵ, thì hãy đảm bảo kiểm soát thật kỹ những yếu tố tạo nên rủi ro. Hơn nữa, bạn hãy ăn uống lành mạnh, bố sung đa dạng các loại trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng ổn định nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Designed by ketoantruong.com DMCA.com Protection Status