Chuyển tới nội dung

Khám phá ý nghĩa của câu nói “tâm sinh tướng”

  • bởi

Tâm sinh tướng có thật không?

Liên quan đến tâm sinh tướng, tâm là: Trong Phật gia và cả Đạo gia, tâm có ý nói về ý tinh thần, được thể hiện qua những suy nghĩ, ý thức, tư tưởng của một người.

Một người có tâm tốt thì cũng sẽ có tư tưởng tốt. Tâm thể hiện ở tính cách biết độ lượng, bao dung, biết nghĩ cho người khác, sống chân thành, chân thật, biết nhẫn trước mọi nghịch cảnh, không vụ lợi, toan tính ích kỷ cho bản thân.

Kham pha y nghia cua cau noi “tam sinh tuong”
 

Tướng là: Trong tướng thuật, “tướng” chỉ tướng mặt, và còn chỉ đại thể là toàn bộ tướng mạo.

Biểu hiện bên ngoài là tướng mạo; hoạt động bên trong là “tâm”. “Tướng” là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo. Nói cách khác, “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”.

Tại sao nói tâm sinh tướng?

Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu như trong lòng luôn an nhiên, vui vẻ, dễ chịu thì lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên. Lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại là trạng thái cảm xúc tốt sẽ giúp ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, mang đến sắc mặt hồng hào và sáng bóng hơn. Khi người khác nhìn vào sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và giao tiếp thân thiện.

Người sở hữu dung mạo phúc hậu với những đường nét hài hòa, đẹp đẽ thường có tính cách đoan trang, dịu dàng và được may mắn mỉm cười trong cuộc sống.

Người hay có những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, ức chế, chi li tính toán, âm mưu những việc ác, thường bị rối loạn nội tiết khiến cho lượng máu cung cấp cho da sẽ giảm đi. Theo đó, sắc mặt sẽ dần mất đi vẻ sáng bóng và mỗi lúc một khô sạm, nhăn nheo. Tâm tình không tốt kéo dài trong một thời gian sẽ gây mất ngủ, dẫn đến thần kinh suy nhược và làn da bị lão hóa. Dung mạo của người này sẽ trở nên xấu xí và mang bộ mặt dữ tợn.

Tâm sinh tướng nghĩa là gì: Ý nghĩa của câu nói tâm sinh tướng đó là nhấn mạnh vai trò quyết định cái “tâm” đối với cái “tướng” của con người. Tâm đóng vai trò mấu chốt cực kỳ quan trọng của tướng, nhìn tướng không bằng nhìn tâm. Bên cạnh đó, biến hoá của diện tướng cũng là biến hoá của tâm biểu hiện ra bên ngoài.

Nhìn tướng không bằng nhìn tâm

Tướng tự tâm sinh là gì?

Thời cổ đại có câu: tướng tùy tâm sinh tướng tùy tâm diệt (tướng sẽ do tâm mà sinh; có tướng mà không có tâm thì tướng ấy cũng tuỳ tâm mà tiêu mất).

Những lời này nói rõ, tướng mạo của một con người sẽ biến đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó. Không may mắn sở hữu hung tướng ngay từ khi sinh ra. Tuy nhiên, nếu có tấm lòng từ bi, làm nhiều việc thiện thì tướng mạo hung ác sẽ chuyển thành cát tướng.

Ngược lại, một người được sở hữu phúc tướng mà trong lòng tham lam, đầy mưu mô, xảo quyệt, oán hận… và không biết hành thiện tích đức thì phúc tướng kia sẽ dần dần tiêu tan mất.

“Vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm”. Có nghĩa rằng: khi muốn đánh giá một người, hãy đừng nhìn tướng mạo trước mà nên nghe thanh âm của người ta; cũng đừng vội nghe thanh âm người mà cần bình tĩnh quan sát hành vi; cũng đừng vội đánh giá một người qua quan sát hành vi, mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta.

Tại sao nói tâm sinh tướng?

Có câu: “Tâm sinh tướng mạo hay tướng do tâm sinh”. Giải thích câu tâm sinh tướng ý nói rằng tâm tính của một người như thế nào thì bên ngoài tướng mạo sẽ biểu hiện ra như thế ấy. Dựa trên các đặc điểm hiển hiện trên khuôn mặt của một người mà có thể đoán được tâm tư (ý nghĩ).

Về mặt khoa học, theo Trung y cổ đại, tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”. Trong đó, hình là dung mạo được trời phú, thần thái được quyết định từ quá trình tu dưỡng. Trong sinh hoạt hàng ngày, từng ý từng niệm đều ngưng tụ trên gương mặt của họ. Hay nói cách khác đó là “những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài” (hữu chư nội tất hình chư ngoại).

Có câu: “Người ta là hoa đất” – người là tinh hoa của trời đất, ngay từ khi sinh ra đã là cái linh khí thuần khiết của đất trời. Muốn thay đổi số mệnh không có cách nào hơn đó là hành thiện, và cũng phần nào sẽ giúp thay đổi tướng mạo của mỗi người. Cũng như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, dung mạo xinh đẹp có được từ tính khí ôn hòa thuần thiện, sự thanh cao đến từ sự khiêm nhường.

Tâm sinh tướng có đúng không?

Có thể thấy rằng, tướng chính là “quả” của tâm. Người có thiện tâm thì có thể biến hung tướng thành phúc tướng. Người này dù gặp dữ cũng sẽ hóa lành. Theo quan niệm, “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, có nghĩa rằng điều then chốt đó là ở tự tâm. Vì tâm sinh tướng tướng sinh tài nên muốn vượt qua mọi hoàn cảnh dù khó khăn, sóng gió, con người cần có tâm niệm tốt. Nếu tâm không vững sẽ tránh khỏi bị hoại, diệt…

Thay đổi tướng mạo để thay đổi vận mệnh

Ít ai biết rằng, tướng mạo có thể thay đổi. Từ tướng mạo thay đổi mà cải vận được số mệnh là điều hoàn toàn có thể.

Cũng bởi dung mạo là yếu tố bên ngoài quyết định khá nhiều đến số mệnh của một người và là một khía cạnh báo trước vận mệnh tương lai nên không ít người đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh sửa lại những nét xấu trên gương mặt.

Đừng nghĩ rằng nhân tướng chỉ dừng lại là những nét “cha sinh mẹ đẻ” thể hiện trên gương mặt, như gò má cao hay thấp, răng đều hay khấp khểnh,.. Còn một loại tướng khác mà nhiều người không thể nhìn ra đó là những huyết mạch, thần thái ẩn sâu phía sau.

Vậy, đổi tướng mạo như thế nào cho cuộc sống bớt khổ, bớt nghèo hơn?

Câu trả lời đó chính là thay đổi Tâm. Chính từ cái tâm tốt sẽ giúp bề ngoài của bạn thay đổi. Tâm tốt giúp cải thiện được tướng mạo tốt đẹp từ trong ra ngoài và giúp tỏa ra một loại sức hấp để người khác nảy sinh lòng ái mộ khi nhìn vào. Cũng bởi sắc đẹp được toát ra từ cái nhìn trong tâm người ta, nên mới có câu “nhìn người tình cứ ngỡ Tây Thi”. Chung quy lại, một tâm hồn đẹp đẽ là yếu tố tiên quyết khi muốn có tướng mạo xinh đẹp.

Ngoài việc tu bản thân trước những sân si của cuộc sống, để có tâm tốt, chúng ta cần biết tích và cải thiện thêm phần phúc. Theo đó, người có phúc sẽ gặp được nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống. Để từ đó thay đổi được vận mệnh.

Phúc phận của con người ngoài có được nhờ quyết tâm tu tính, sống giản dị, hoà đồng, không tham-sân-si, còn được duy trì và phát triển bằng các yếu tố sau:

Lương thiện

Kiên cường

Tự tin

Khí chất

Có hoài bão

Trái tim có đủ tâm sẽ giúp bạn sở hữu dung mạo đủ tầm để từ đó có thể thay đổi số mệnh trở nên tốt đẹp hơn. Với những luận giải trên, chắc hẳn bạn đã có thể nắm được ý nghĩa của câu nói “tâm sinh tướng”. Có thể, đây sẽ là một cơ hội tốt để bạn tìm thấy con đường “cải vận” cuộc sống của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by webphunu.com.vn

DMCA.com Protection Status