Chuyển tới nội dung

Khi con trẻ khóc, câu nói đầu tiên của cha mẹ sẽ quyết định tương lai của trẻ

  • bởi

Khi con trẻ khóc, bạn sẽ xử lý như thế nào? Là cha mẹ, trong tình huống này, chúng ta rốt cuộc phải làm sao mới đúng đây? Dưới đây là những gợi ý vô cùng hữu ích.

Khi con trẻ khóc, câu nói đầu tiên của bạn là gì?

Hôm đó, có hai người mẹ trẻ dắt con dạo chơi ở công viên, đúng là cuối thu tiết trời mát mẻ, lá vàng tung bay, gió thổi nhè nhẹ, khiến lòng người cũng thật khoan khoái dễ chịu. Các bà mẹ ngồi dưới tán cây rôm rả nói chuyện phiếm, Bảo Bảo và Linh Linh chạy nhảy ở bên cạnh thổi bong bóng, với đủ các màu sắc sặc sỡ bay lên trời, bọn nhỏ vui sướng cười khanh khách.

Khi con trẻ khóc, câu nói đầu tiên của bạn là gì?

Đột nhiên, hai đứa chạy theo bong bóng bay, không may vấp vào nhau cùng ngã xuống đất, bong bóng vỡ tan, rồi 2 đứa không hẹn mà cùng nhau khóc rống lên.

Hai bà mẹ vội vàng chạy tới.

Mẹ của Bảo Bảo vội vàng kéo con lên, mắng: “Khóc cái gì mà khóc, có một tý mà cũng khóc! Cứ như vậy thì dì và Linh Linh đều nhìn thấy, không biết xấu hổ sao?”. Bảo Bảo vẫn tiếp tục khóc, cũng không thèm nhìn mẹ.

Người mẹ còn nói: “nếu còn khóc tiếp, mẹ sẽ không yêu con nữa”. Người mẹ tỏ vẻ nghiêm mặt, Bảo Bảo không dám khóc nữa.

Còn người mẹ kia thì xử trí như thế nào đây?

Mẹ của Linh Linh ôm lấy con, nhẹ nhàng nói: “Chà thật là tiếc quá đi, bong bóng bị vỡ mất rồi! Chắc là con buồn lắm phải không? Lại đây mẹ ôm nào”.

Linh Linh tủi thân ôm mẹ khóc lớn, mẹ không nói nữa, chỉ vỗ nhẹ đứa trẻ tỏ vẻ an ủi.

Không lâu sau Linh Linh tự mình nín khóc, rất mau quên chuyện vừa xong, tiếp tục rủ Bảo Bảo đi hái hoa. Linh Linh hái hoa đưa tặng mẹ, còn Bảo Bảo thì không lấy làm vui vẻ cho lắm, hái được bông hoa thì không nói lời nào. Mẹ của Linh Linh hỏi: “Bảo Bảo à, sao con không tặng hoa cho mẹ con đi?”. Bảo Bảo cúi đầu không nói lời nào, một lúc sau mới nói: “Con sợ mẹ không thích”.

Chuyện nhỏ này muốn nói với chúng ta rằng: Với những đứa trẻ mà cảm xúc của chúng thường xuyên được cha mẹ chia sẻ, thì tính cách của chúng thông thường là ôn hòa, và có quan hệ gần gũi với cha mẹ; còn đứa trẻ thường xuyên bị ngăn cản quát mắng, nội tâm của chúng cũng bị áp lực, lời nào cũng không dám mở miệng nói với cha mẹ, mối quan hệ với cha mẹ cũng không được thân mật gần gũi.

Các bậc cha mẹ không nên ngăn cấm con trẻ khóc, khi con trẻ tâm trạng không được tốt thì đối với cha mẹ nên thực hiện 3 bước sau:

1. Cha mẹ điều chỉnh cảm xúc của chính mình

Kỳ thực, lúc con trẻ khóc, thì trước hết cha mẹ cần phải xửa lý chính cảm xúc của mình. Nhà tâm lý học người Đức Carola Schuster cho rằng, con trẻ khóc sẽ khiến cha mẹ rơi vào một loại trạng thái đặc biệt. Điều này khiến rất nhiều người cha mẹ sợ người khác chê cười bọn họ không có năng lực dạy con, vì thế khi thấy con cái khóc thì sẽ bực bội khó chịu, khẩn trương ngăn cấm, quát mắng. Vậy nên trước hết cha mẹ cần phải điều chỉnh cảm xúc của chính mình.

2. Tiếp nhận cảm xúc của trẻ

Khi trẻ khóc thì không nên cắt ngang cũng không nên trách mắng. Bạn chỉ cần đến bên cạnh trẻ, có thể ôm lấy con, khiến cho chúng thỏa lòng mà khóc; không nên vội nói điều gì, bạn chỉ cần khiến cho chúng biết, cho dù xảy ra chuyện gì, mẹ vẫn ở bên cạnh quan tâm con. Cứ như vậy chờ đến lúc con trẻ sẽ tự nín khóc, không cần bạn phải quát mắng hay cấm đoán gì cả.

3. Dẫn dắt trẻ tự mình giải quyết vấn đề

Tìm được nguyên nhân con trẻ khóc, sau đó hướng dẫn con tự mình giải quyết vấn đề, giúp con cảm thấy tốt hơn, tuy nhiên nếu yêu cầu của con đưa ra không hợp lý, cần kiên quyết nói “không”.

Có một số cha mẹ không cho phép con mình sợ hãi, nếu con trẻ nói sợ khủng long, người mẹ liền nói: “Có sao đâu, vì sao lại phải sợ, đều bị diệt hết rồi mà”. Nếu đứa trẻ nói sợ bóng tối, thì lại nói: “Mẹ còn không sợ, thì con cũng không cần phải sợ”.

Nhưng mà những lời này nói với con trẻ thì khiến chúng nghĩ rằng: Mẹ không thích ta sợ hãi, sợ hãi là hành vi không tốt, nếu không mẹ sẽ không yêu ta. Vì để hài lòng cha mẹ, đứa trẻ khi sợ hãi muốn khóc cũng bị áp lực, làm sai thì sẽ nói dối, khi gặp việc gì không tốt cũng giấu diếm không nói.

Nếu ở trước mặt cha mẹ còn phải đội một cái mặt nạ, thì đứa trẻ ở nơi nào mới có thể là chính mình thực sự đây? Cảm xúc bị đè nén lâu ngày, một khi bùng nổ, liền có thể tạo thành hậu quả khó mà tưởng tượng nổi.

Nói đơn giản, khi con trẻ khóc, cha mẹ không nên ngăn cấm, mà nên ngồi cạnh con mình, như một người bạn của con, cho chúng quyền lợi được khóc. Đợi đứa trẻ khóc đủ rồi, nói đủ rồi, thì từ từ nói chuyện giải thích với con. Lúc này cảm xúc đứa trẻ sẽ dần dần được cân bằng, cha mẹ cũng dễ dàng khai thông vướng mắc của con, giúp con tự giải quyết vấn đề.

Nếu làm được như vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng sẽ ngày càng gần gũi, đứa trẻ cũng ngày một trưởng thành hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Operated by phaphay.com DMCA.com Protection Status