Chuyển tới nội dung

Muốn hiểu sâu về Phật Pháp ta phải làm sao?

  • bởi

Phật pháp lý đạo cao siêu, thậm thâm vô ngần, quảng đại vô biên! Muốn tìm hiểu về Phật pháp không phải chỉ dựa vào kiến thức thế gian mà liễu ngộ được!

Như vậy muốn hiểu sâu về Phật pháp ta phải làm sao?

Phải giác ngộ! Làm sao giác ngộ? Niệm Phật! “Phật” có nghĩa là “Giác”. Niệm Phật là niệm Giác. Niệm Giác thì được giác ngộ. Danh hiệu A-di-đà có nghĩa là Vô Lượng; “A” là Vô; “Di-Đà” là Lượng. “A-di-đà Phật” là “Vô-Lượng -Giác”. Niệm “A-di-đà Phật” là niệm Vô-lượng Giác. Vô-Lượng -Giác nghĩa là giác ngộ rốt ráo, hiểu rõ về thái hư pháp giới, thấu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh.

Tất cả cảnh giới vô lượng vô biên đều bao hàm trong câu A-di-đà Phật. “Vô Lượng” có nghĩa là nhiều vô cùng, vô tận, vô số, vô biên, không kể xiết. Trong cái “Vô-Lượng” đó, thì “Vô-Lượng-Thọ” và “Vô-Lượng-Quang” là đại biểu cho tất cả “Vô-Lượng”. Vô- Lượng-Thọ là chỉ cho thời gian, Vô-Lượng-Quang là chỉ không gian. Pháp giới, vũ trụ, vạn sự, vạn vật không có gì nằm ngoài thời gian và không gian cả . Muốn hiểu rõ về pháp giới không phải đọc nh ững lời giải thích này mà có thể hiểu được, mà đây chỉ là sự hướng dẫn để quay trở về với danh hiệu A- di-đà Phật. Nói tóm lại, muốn hiểu được cảnh giới vô lượng vô biên thì phải niệm “A-di-đà Phật”. Lý đạo này chúng ta cần phải nhớ.

Niệm A-di-đà Phật thì được giác ngộ. Người chân thành, thanh tịnh niệm A- di-đà Phật là tự mình trở về với chân tâm tự tánh. Phật dạy, tấ t cả chúng sanh đều có Phật tánh, cho nên tự tánh của ta chính là Phật. Niệm A-di-đà Phật là ta đang trở về với “Tự tánh Di Đà” của chính ta, nghĩa là ta sẽ có vô lượng thọ (không còn sanh tử nữa), ta có vô lượng quang (trí huệ vô lượng). Nhờ trí huệ này mà ta thấu hiểu tất cả.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói: “vô biên biện tài, thiện đàm chư pháp bí yếu”, đây chính là quả báo của công đức niệm Phật. Nếu một lòng chân thành niệm Phật, một ngày nào đó chính ta sẽ có cái tài hùng biện về Phật pháp, hiểu nói được những bí quyết của các pháp. Khi nghe một lời pháp, ta có thể biết được có phải là chánh pháp hay không, phiến diện hay toàn vẹn, liễu giáo hay bất liễu giáo. Được vậy chính là nhờ trí huệ đã khai mở vậy.

Tuy nhiên, cũng cần nhắc đến một điều: trí huệ là quả báo, tự nhiên nó có khi ta biết chân thành tu cái nhân thiện lành. Cái tâm thanh tịnh, định lại không còn lao chao nữa, ngày ngày niệm câu A -di-đà Phật thì trí huệ tự khai mở. Tu hành mà không chân thành, cứ ch ạy ra ngoài tìm cầu lý luận, thích nói hay, ham cầu danh vọng… thì rất dễ trở thành tà tri tà kiến. Đây là một trong ba điều tối kỵ chướng ngại đường vãng sanh. Còn đi cầu là còn vọng, còn tìm là còn mê đó! Cho nên tu hành cầ n nhấ t phải chơn thành, cung kính, đừng nên tưởng rằng mới niệm vài câu Phật hiệu thì mình đã có trí huệ! Coi chừng là vọng tưởng đó!

Thành tâm tu hành là tâm chân thực muốn vượt lục đạo luân hồi, muố n thành chánh quả. Trong vô lượng pháp môn, Phật dạy, pháp môn niệm Phật có thể giúp ta một đời thành tựu. Vậy thì, ta hãy cố gắng ngày đêm trì niệm danh hiệu A-di-đ à Phậ t, cầu nguyện hết báo thân này được vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc. Đây là pháp tu tối thượng, tối viên mãn của Phật giáo. Tối thượng vì có thể độ đến hàng Đẳng Giác Bồ-tát, tối viên mãn vì có thể độ đến tất cả chúng sanh dù phạm tội đến ngũ nghịch thập ác. Nghĩa là chúng sanh dù tạo tội nghiệp sâu nặng, nhưng biết ăn năn sám hối, thành tâm niệm Phật cầu sanh Tây-phương vẫn được đắc độ.

Trong thời mạt pháp này, căn tánh của chúng ta thấp kém lắm, nghiệp chướng của chúng ta quá sâu nặng, nếu không có sự cứu độ của Phật A-di-đà thì không cách nào chúng ta thoát nạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Operated by haynhat.com DMCA.com Protection Status