Thật là khó chịu nếu một người đánh cờ thường đổi cách đi. Dù là tiến hay chiếu, vì thế, không cho thay đổi tại các cuộc thi đánh cờ. Musashi Miyamoto, một tay kiếm khách nổi tiếng trong lịch sử Nhật bản nói “Tôi không bao giờ hối tiếc điều tôi đã làm”.
Ðây chính là thái độ có trách nhiệm đối với hành động của mình và cũng là cách cởi mở và lạc quan khi trực diện với những khó khăn của cuộc sống. “Người khôn ngoan không bao giờ hối tiếc” không có nghĩa là mình không nhớ lại những lỗi lầm của mình trong quá khứ, ngược lại, nó có nghĩa là chúng ta không bị chìm đắm trong lỗi lầm của quá khứ trong khi thời gian thì trôi qua nhanh như mũi tên. Ðiều duy nhất mà chúng ta làm là phải học được điều tốt từ những lỗi lầm của mình và tránh không lập lại trong tương lai.
Trước đây, một nhà tâm thần học nổi tiếng đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong bệnh viện về chữa trị, đã viết một quyển sách về cách chữa trị các bệnh tâm thần sau khi ông ta về hưu. Quyển sách dày hơn 1.000 trang mô tả đầy đủ về tất cả các triệu chứng của các điều kiện khác nhau và các phương pháp trị liệu về thuốc men và tâm lý cho từng trường hợp. Một ngày, khi ông ta được mời đến dạy tại một trường đại học, ông ta đem theo quyển sách này và nói với sinh viên, “quyển sách này dày hơn 1.000 trang bao gồm hơn 3.000 cách chữa trị và hơn 10.000 thuốc chữa trị. Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ tóm tắt trong ba chữ. Khi vừa dứt lời, ông viết trên bảng đen “Nếu, Lần tới”.
Vị bác sĩ giải thích rằng điều căn bản mà gây ra sự sụp đổ về tâm lý và tra tấn con người không có gì hơn là chữ “Nếu”: “Nếu tôi vào đại học, “, “Nếu tôi không chia tay với cô ta” “Nếu tôi có được một việc làm mới vào lúc đó”, “Nếu tôi không có lười biếng vào lúc đó”, và còn nhiều nữa. Có hàng ngàn cách để chữa trị một vấn đề, nhưng cách tốt nhất vẫn là, đó là phải thay thế “Nếu” bằng “Lần tới”, “Lần tới tôi có cơ hội để học” “lần tới tôi sẽ không bỏ người mà tôi yêu” “lần tới tôi sẽ làm việc siêng năng hơn”, và nhiều thứ nữa.
Thái độ của một người đối với cuộc đời quyết định về hạnh phúc, giận dữ, đau khổ và vui vẻ của người đó. Những điều xảy ra trong quá khứ không giống hoàn toàn như mây khói và nhiều kỷ niệm rất dễ dàng làm cho một người hối tiếc. Những hối tiếc này ảnh hưởng rất nặng nề về chất lượng của cuộc sống và thậm chí còn gây ra những vấn đề về tinh thần. Ðức Khổng tử nói trong “Luận ngữ, vi tử” “Quá khứ không thể sửa lại được, nhưng tương lai thì có thể”. Những lời nói nổi tiếng này nói rằng những việc đã xảy ra trong quá khứ không thể làm lại, nhưng trong tương lai thì việc vẫn đang xảy ra. Những lời nói này là lời nhắn nhủ ý nghĩa khi chúng ta nhớ lại chuyện quá khứ, những thành công hay lỗi lầm trong đời, hay đang đối diện với khó khăn. Con người không nên luôn luôn hối tiếc hay cảm thấy sầu bi về những lỗi lầm quá khứ, và phải học được những điều tốt để sửa chữa những lỗi lầm đó.
Trong đời sống ngắn ngủi, chúng ta không cần cảm thấy hối tiếc về lỗi lầm của chúng ta, vì nó không thay đổi được thực tế và chỉ làm cho cuộc sống chúng ta đen tối thêm trong tương lai, làm một cái bóng tối che đậy những nét đẹp của cuộc sống. Cũng giống như khóc lóc sau khi bạn ngã cũng vô nghĩa, cuộc sống không nên bị sự hối tiếc chôn vùi. Ðứng lên, và bắt đầu lại, làm hết sức mình đó chính là ý nghĩa quan trọng của một thái độ đúng đắn với cuộc sống.