Tiêt lộ bí mật của người khác ra ngoài
Mỗi người đều giữ một bí mật riêng và chỉ khi gặp được người tin tưởng, họ mới dám tiết lộ. Vì thế, nếu đã hiểu được vậy, tại sao lại còn đi nói với người thứ ba. Đây chẳng phải là hành động gây tổn thương cho người ta hay sao? Hơn thế nữa, dù vô tình hay cố ý thì bạn cũng đã hạ thấp giá trị của bản thân mình rồi!
“Buôn” chuyện gia đình
Nhiều người rất vô tư, có chuyện gì ở nhà mình đều đem kể khắp nơi, đặc biệt là những điều muốn khoe như thu nhập của chồng, thành tích học tập của con,…
Thậm chí, có những người còn tâm sự những chuyện khó chịu trong nhà. Nhưng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhắc đến những chuyện này là điều không hay ho, khiến người ta thêm chủ đề bán tán và có khi còn không muốn nghe.
Thế nên, nếu muốn tâm sự chuyện gia đình nhất định phải suy nghĩ thật kỹ.
Đặt điều nói xấu người khác sau lưng
Đấy là tính xấu nên từ bỏ và người ta hay ví von hành động như thế sẽ bị “nghiệp quật”. Thật ra, khi bạn ní xấu người khác, bịa những thông tin tiêu cực về họ mà chưa có kiểm chứng, bạn chỉ thỏa mãn được nỗi bực tức trong người một thời gian thôi. Về lâu dài, khi sự thật được phơi bày, chính bạn mới là người thiệt thòi.
Dò hỏi chuyện riêng tư của người khác
Có một số người hứng thú với chuyện thu nhập và tình cảm của người khác, hơn nữa còn không ngần ngại hỏi tới cùng. Giống như trinh thám, người đó không điều tra kỹ lưỡng chuyện gia đình của chúng ta thì quyết không dừng lại.
Thói quen này chỉ khiến người khác cảm thấy khó chịu, có lúc còn vì vậy mà chuốc vạ vào thân. Bởi vì người thích hỏi chuyện riêng tư thường cũng là một chiếc loa phóng thanh, không giữ được miệng, gặp ai cũng nói.
Hai người tiếp xúc vẫn cần phải giữ khoảng cách thích hợp. Câu nào có thể nói, câu nói không nên nói cũng cần phải biết chừng mực. Đây chính là cách bảo vệ mình. Có chút khoảng cách, tiếp xúc càng thoải mái hơn.