Chuyển tới nội dung

Chiếc mõ khổng lồ chạm hình rồng của triều Nguyễn

  • bởi

Mõ là một loại nhạc khí cổ có liên hệ mật thiết với các nghi lễ Phật giáo ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam hiện lưu giữ một chiếc mõ khổng lồ có thể nói là có 1-0-2 của nước Việt.Chiếc mõ này có đường kính khoảng 70 cm, cao khoảng 60 cm, được sơn son thếp vàng, niên đại thời nhà Nguyễn, khoảng thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.Làm bằng gỗ nguyên khối, hiện vật được chế tác từ thân cây có kích thước lớn, có thể là một cây cổ thụ.Nét đặc sắc nhất của chiếc mõ là phần quai tạo hình rồng chầu, với phần miệng của hai con rồng chạm vào nhau.Hình tượng rồng chầu rất phổ biển trong các công trình kiến trúc và vật dụng tâm linh ở Việt Nam xưa, nhưng cách tạo hình rồng với hai môi chạm vào nhau rất hiếm gặp.Cận cảnh một đầu rồng trên mõ.Râu rồng uốn lượn, hòa quyện vào nhau.Sừng và bờm rồng được tạo hình mềm mại, tỏa về phía sau.Phần ngang thân mõ khoét rỗng, vừa giúp tăng tiếng vang khi gõ, vừa dùng để xỏ dùi khi không dùng.Trong Phật giáo, mõ là loại pháp khí quan trọng của người tu hành, thường được dùng trong các thời khóa lễ sớm tối có đông người tụng niệm với mục đích là để cho mọi người tụng nhịp nhàng theo trường canh của tiếng mõ.Nguyên liệu làm mõ thường là gỗ mít nguyên khối, với đặc điểm không bị co rút, nứt nẻ qua thời gian.Quy trình làm mõ không khó, với các công đoạn đẽo vỏ ngoài, ra phôi, thành hình, đục rỗng trong, phơi sấy, làm láng, chạm trổ, làm nguội, lên sơn… Tuy vây, để chiếc mõ tạo ra âm vang truyền cảm lại đòi hỏi những bí quyết riêng của người nghệ nhân. Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam – Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Designed by muahangvn.com DMCA.com Protection Status